Danh sách câu hỏi

Có 3,312 câu hỏi trên 67 trang
Hãy chọn cách sửa đúng cho các câu a), b), c) ở Bài tập 3: a) A. Với tất cả niềm tin yêu vô bờ. Tôi đã gửi đến cho thầy giáo chủ nhiệm cuốn lưu bút của cả lớp B. Với tất cả niềm tin yêu vô bờ, đã gửi đến cho thầy giáo chủ nhiệm cuốn lưu bút của cả lớp C. Với tất cả niềm tin yêu vô bờ, chúng tôi đã gửi đến cho thấy giáo chủ nhiệm cuốn lưu bút của cả lớp D. Với tất cả niềm tin yêu vô bờ đã gửi đến cho thầy giáo chủ nhiệm cuốn lưu bút của cả lớp chúng tôi b) A. Với sự đấu tranh kiên trì. Với tấm lòng yêu nước sâu sắc đã góp phần đem lại tự do cho dân tộc B. Với sự đấu tranh kiên trì, với tấm lòng yêu nước sâu sắc, ông đã góp phần đem lại tự do cho dân tộc C. Với sự đấu tranh kiên tri, với tấm lòng yêu nước sâu sắc. Đã góp phần đem lại tự do cho dân tộc D. Với sự đấu tranh kiên trì, với tấm lòng yêu nước sâu sắc góp phần đem lại tự do cho dân tộc c) A. Bạn Lan là cô gái xinh đẹp nhất lớp tôi và cũng là cây văn nghệ có tiếng của trường. B. Bạn Lan, cô gái xinh đẹp nhất lớp tôi. Là cây văn nghệ có tiếng của trường C. Bạn Lan, cô gái xinh đẹp nhất lớp tôi. Cây văn nghệ có tiếng của trường D. Bạn Lan, cô gái xinh đẹp nhất lớp tôi, cây văn nghệ có tiếng của trường
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Ngôn ngữ không tự nhiên sinh ra.”. Mọi sự nảy sinh ngôn từ trong xã hội đều có cái lí của nó. Chuyện giới trẻ (hay một giới nào đó) tạo ra một số từ ngữ, một số cách nói riêng cũng là bình thường. Thế giới cũng thế chứ đâu chỉ ta. Trong thời đại công nghệ số, giới trẻ (đang chiếm ưu thế) đã tự tìm cho mình một cách ứng xử, trước hết được coi như một “trò chơi ngôn ngữ” nhằm giải trí và tạo ra một không khí mới lạ, vui vẻ trong giao tiếp. Nó hoàn toàn không vô bổ, mà có giá trị kích thích sự hưng phấn, giúp giới trẻ có cảm hứng để làm việc và học tập hăng say, hiệu quả hơn. Giáo sư Nguyễn Đức Dân (báo Sài Gòn Tiếp thị, số 38, 11-4-2011) nhận xét: “Có những từ ngữ chat nghiêm chỉnh không chỉ tồn tại trong thế giới online mà đang thâm nhập cả vào đời sống hằng ngày, được nhiều người chấp nhận.”. Từ điển từ mới tiếng Việt (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2002) đã bổ sung nhiều từ mới lạ chính từ nguồn ngôn ngữ lớp trẻ đó. Nhưng vì ngôn từ này đang “kí sinh” vào ngôn ngữ toàn dân, nên nó cũng có những “tác dụng phụ”, tức ảnh hưởng trở lại ngôn ngữ toàn dân. “Teencode” không chỉ giới trẻ dùng, mà còn nhiều tầng lớp xã hội khác cũng dùng. Họ thấy vui nhộn thì họ dùng thôi. Tiếng Việt của giới trẻ đang là một tiếng Việt rất phức tạp, nếu không nói là hỗn tạp. Vì hỗn tạp nên người nói phải có sự chọn lọc. Sẽ có không ít những ngôn từ giới trẻ “phát minh” được cộng đồng chấp nhận và nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Nhưng cũng không ít từ ngữ “teencode” kia chẳng bao lâu sẽ “chết yểu”, không có cơ hội tồn tại. Cũng bởi bản chất của nó chỉ là một trò chơi nhất thời, không hơn không kém. Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quá bất cập. Điều đáng tiếc là nhiề bạn trẻ bây giờ chỉ mái mê với những “sáng tạo” lạ ki đó mà quên mất việc học tập và trau dồi tiếng mẹ đẻ. Mà ai cũng biết, việc thụ đắc và rèn luyện những kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) luôn là một quá trình dải, liên tục. Học ngôn ngữ cũng như học bất cứ môn gì, cảng trẻ cảng tốt. Trẻ có ưu thế là đang hăng hái, đang mới mẻ, có tiềm năng và sức bật tốt. Không chịu học nghiêm chính khí còn trẻ the sẽ không còn cơ hội nữa”. (Trích Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ) a) Đoạn trích trên gồm bốn đoạn văn, nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì? b) Khi tác giả viết: “Mọi sự nảy sinh ngôn từ trong xã hội đều có cái lí của nó” là muốn khẳng định điều gì? Và sau đó người viết muốn nêu lên nội dung gì? c) Đoạn cuối, tác giả viết: “Ở đời, cái gì cũng có ngưỡng của nó. Thái quá bất cập.”. Em hiểu ý của hai câu này là gì? d) Đoạn trích trên thể hiện rõ thái độ vừa đồng tình, vừa phê phán đối với việc sử dụng tiếng Việt của lớp trẻ bây giờ. Em hãy làm sáng tỏ điều đó bằng cách dẫn ra một số câu văn thể hiện sự đồng tình và câu văn thể hiện sự phê phán.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ra trong một gia đình trí thức ở Huế, lớn lên tại Hà Nội Bỏ là ông Đặng Ngọc Khuê (Huế), bác sĩ ngoại khoa; mẹ là bà Doãn Ngọc Trâm (Quảng Nam), giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội. [...] Tuổi thơ của Đặng Thuỳ Trâm trải qua thời kì khốn khó trong những năm kháng chiến. Là người yêu thích văn học. Đặng Thuỳ Trâm đọc nhiều sách, thuộc nhiều thơ, bị ảnh hưởng rất lớn bởi tính cách của các nhân vật lí tưởng trong văn học như Pavel Korchagin (Pa-ven Coóc-sa-ghin) trong Thép đã tôi thế đấy, Ruồi Trê... Đó là những nhân vật mà chất lí tưởng luôn rừng rực trong trái tim tuổi thanh xuân của họ. - Trong thời gian học tập ở trường phổ thông, Đặng Thuỳ Trâm được khen thưởng rất nhiều lần. Cuối niên khoa 1955 – 1956 và niên khoả 1956 – 1957, hai lần, Đặng Thuỳ Trâm được nhà trường tặng giấy khen về công tác văn nghệ. Niên khoá 1958 – 1959, chị được Sở Giáo dục Hà Nội tặng bằng khen về công tác bổ túc văn hoá. Cuối niên khoa 1959 – 1960, Đặng Thuỳ Trâm tiếp tục được tặng giấy khen về thành tích học tập và công tác ... Năm 1961, nối nghiệp gia đình, Đặng Thuỳ Trâm thi đỗ vào Trường Đại học Y khoa Hà Nội. [...] Tháng 6-1966, với những thành tích học tập và hoạt động xuất sắc, Đặng Thuỳ Trầm được Trường Đại học Y khoa Hà Nội cho tốt nghiệp sớm hơn một năm với tắm bằng hạng ưu. Sau khi tốt nghiệp, chị tỉnh nguyện vượt Trường Sơn vào công tác tại chiến trưởng Quảng Ngãi. Lúc này nếu ở Hà Nội, Đặng Thuỳ Trâm có thể tìm được cho mình một công việc tốt theo đúng ngành nghề. Nhưng theo tiếng gọi thiêng liêng của miền Nam ruột thịt, người con gái Hà Nội ấy đã xung phong vào miền Nam, nơi những chiến sĩ đang chiến đấu ác liệt nhất, anh dũng nhất. Tháng 3-1967, vừa vào đến Quảng Ngãi, Đặng Thuỳ Trâm được phân công phụ trách Bệnh xá Đức Phổ, Quảng Ngãi – thực chất đây là một bệnh xá tiền phương Từ tháng 4-1967 đến tháng 5-1970, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm là Bệnh xá trưởng Bệnh xá Đức Phổ. Suốt thời gian ấy, chị cùng với các đồng nghiệp đã cứu chữa cho hàng nghìn thương binh và nhân dân Đức Phổ; đã lăn xả vào cứu chữa thương binh, chăm sóc thương binh, tổ chức cho đơn vị di chuyển thương binh, di chuyển địa điểm để chống càn, đi công tác xuống cơ sở. [...] Ngày 22-6-1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Bệnh xá Đức Phổ bị lính Mỹ tập kích và Đặng Thuỳ Trâm anh dũng hi sinh khi chưa tròn 28 tuổi đời.... [...] Trong nhật kí của mình, Đặng Thuỳ Trâm đã thể hiện một tình yêu rộng lớn, một tình người gắn với lí tưởng sống, lẽ sống của cuộc đời mình, đó là tình cảm với nhân dân, với đồng đội. [...]. Chị đau đáu lo lắng cho anh em, đồng bào, đồng chí trong suốt những đêm thâu; lòng quặn đau khi bom đạn chiến tranh tàn phá huỷ diệt quê hương, giết chóc nhân dân mình. Trong một bài thơ, Đặng Thuỳ Trâm đã từng viết: “Tôi đứng đây giữa núi rừng lộng gió Mưa đan dày trùm cả rừng cây Nghe gió mùa đông bắc thổi về đây Lòng bỗng thấy nhớ thương da diết. Ơi những người thân yêu ở nơi xa có biết Tôi nghĩ gì trong giá lạnh chiều nay Chiều nay... Ai đi giữa hàng cây Trên những con đường thênh thang của trái tim Tổ quốc”, (Theo Thanhuytphcm.vn; https://www.hemepvor.vn/) a) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Em thấy thông tin nào về Đặng Thuỳ Trâm là đặc sắc nhất? b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin tổng hợp? c) Có thể đặt nhan đề văn bản trên như thế nào? d) Văn bản trên và văn bản Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái có điểm chung nào? e) Nếu cần giới thiệu về liệt sĩ Đặng Thuy Trâm (từ 8 – 10 dòng), em sẽ nêu những nội dung gì?
Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới. “Còi to cho vượt” Tôi chỉ là một cậu học sinh phổ thông nhưng cảm thấy xấu hổ về cái “văn hoá” giao thông của nước nhà, của tất cả mọi người chứ không riêng gì tuổi trẻ chúng tôi. Những năm gần đây, số vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam tăng đột biến. Nhiều trường hợp vừa đau xót, vừa xấu hổ như đã xảy ra với Giáo sư Nguyễn Văn Đạo và đặc biệt là với giáo sư nước ngoài đang muốn giúp đỡ Việt Nam về giao thông. Nói về tai nạn giao thông và sự mất mát đau khổ do nó gây ra có lẽ cả ngày cũng không hết. Nếu liệt kê về nguyên nhân khiến tai nạn giao thông ngày càng tăng không biết bao giờ mới hết, nhưng theo tôi, nguyên nhân chính là do cái “văn hoá” giao thông “còi to cho vượt”. “Còi to cho vượt” có lẽ chỉ ở ta mới có. Tuy còn ít tuổi nhưng tôi đã được đi một số nước trên thế giới, nhưng chưa thấy ở đâu có cái “văn hoá” “còi to cho vượt” lâu ngày ngấm vào người ta thành cái bệnh cứ vượt bừa lên, cứ nêm vào, cứ vọt lên cả vỉa hè mà vượt lên trước, cho nên nhiều khi không đáng tắc đường cũng thành ra tắc đường hàng tiếng đồng hồ, Chúng tôi là học sinh nên sợ nhất là đi học muộn. Nếu đi muộn nhiều lần còn bị coi là hạnh kiểm chưa tốt. Tôi dù đã cao to, nặng cân như người lớn, nhưng vì là học sinh phổ thông nên vẫn phải chấp nhận để “mẹ đưa em đến trường”. Nói như vậy để khẳng định rằng, không phải tất cả những người trẻ tuổi chúng tôi đều không có ý thức. Cái bệnh “còi to cho vượt” trong giao thông để lâu biến chứng thành nhiều thói xấu biểu hiện rất rõ nét trong giao thông của người Việt. Ví như việc xin đường. Quả thật, chỉ ở ta mới có cái lệ xin đường bằng cách giơ tay ra xin. Có lẽ do trước đây chỉ có xe đạp nên không có đèn xi-nhan để xin đường, thôi thì dùng mãi đã quen cũng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, xin đường khác với cướp đường. Xin thì phải xin từ từ, xin trước để người ta xem xét một chút cho đường hay không. Nhưng phổ biến là vừa thò tay ra là rẽ luôn, thậm chí có ông cũng chẳng thèm giơ tay ra xin nữa mà rẽ quẹo ngay trước đầu xe ô tô làm cho nhiều lái xe giật mình, phanh gấp, và kéo theo là hàng loạt người đi theo phải xử lí phanh. Người nào không kịp thì đâm vào người kia, lại đẻ ra cái bệnh không muốn xin lỗi nhau mà chỉ sẵn sàng cãi nhau xem ai đúng ai sai. Dần dà thành “kinh nghiệm” chết người là khi không may bị đụng xe thì hãy “mau mềm chửi trước” để tránh lỗi. Nói tóm lại, cái “văn hoá” giao thông của chúng ta còn quá nhiều điều đáng bàn, mong sao văn hoá “còi to cho vượt” được chấn chỉnh để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông và nhiều người không còn phải lo lắng khi lưu thông trên đường. Nếu không thì bao nhiêu “sáng kiến” như “phân luồng”, “lệch giờ học, giờ làm”, “lệch giờ làm giữa cơ quan trung ương và Hà Nội”, nào là “số lẻ, số chẵn”, đăng kí xe ở nội thành, ngoại thành,... và kể cả việc bỏ tiền tỉ làm đường thông hè thoáng chắc cũng không chống nổi cái “văn hoá” giao thông “còi to cho vượt” này. (Dẫn từ sách Người Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2009) a) Văn bản trên nêu lên nội dung gì? Nhan đề văn bản có gì đặc sắc? b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin? c) Mục đích của bài viết là gì? Vấn đề tác giả quan tâm có ý nghĩa như thế nào? d) Theo em, thái độ của người viết đối với vấn đề mình nêu lên như thế nào? Dẫn ra một câu văn thể hiện rõ thái độ ấy.
Dưới đây là bài viết triển khai cho đề bài: Từ hình ảnh đồng tiền trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), em hãy bàn về đồng tiền trong cuộc sống hiện nay. Em hãy đọc bài viết ở cột bên trái và thực hiện các yêu cầu nêu ở cột bên phải: (1) Nguyễn Du là tác gia lớn của nền văn học dân tộc. Và Truyện Kiểu là tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Có thể nói nó đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật dưới ngòi bút của một nghệ sĩ thiên tài. Bên cạnh những thành công trong xây dựng hình tượng, thể hiện tư tưởng, Nguyễn Du đã phản ánh một cách chân thực và sống động thế lực đồng tiền bẩn thỉu, làm điêu đứng, đảo lộn cả xã hội như một cách lí giải cho những tồn tại trong xã hội xưa. Câu nào trong phần (1) nêu vấn đề của bài viết? (2a) Trước hết, đồng tiền là mục đích sống, mục đích hành động của rất nhiều hạng người trong xã hội. Vì tiền, con người sẵn sàng chà đạp lên công lí, luật pháp, đạo nghĩa, thậm chí chà đạp lên cả hạnh phúc và cuộc sống của người khác. Một ngày lạ thói sai nha Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền. “Chẳng quá” như một lí giải lạnh lùng và quá đỗi vô tình. “Tiền” trở thành một lí do chính đáng, như là đương nhiên nó phải thế, không trái lại được. Cả xã hội chạy theo đồng tiền, đảo điên vì tiền. Đồng tiền làm mưa làm gió, đồng tiền đứng trên kỉ cương, có thể biến những con người đức hạnh như Kiều trở thành hàng hoá. Đồng tiền cũng biến con người thành ác quỷ. Xã hội đầy rẫy những quân vô loài, những kẻ tàn ác và bị đồng tiền làm cho mất hết cả nhân tính. Bọn chúng đều không có mối quan hệ gì với nhau nhưng lại tồn tại như một hệ thống những mắt xích để tạo ra một thứ thiên la địa võng, vây bủa chà đạp lên tất cả những gì thanh sạch, đức hạnh, lương thiện,... Vì vậy, tài năng, đức hạnh như Thuý Kiều dù có vùng vẫy thế nào cũng không thoát khỏi thân phận gái thanh lâu. Người anh hùng như Từ Hải thì lại bị coi là giặc cỏ. Ngược lại, ác độc, thủ đoạn như Hồ Tôn Hiến lại làm tới chức quan Tổng đốc trọng thần. Vì cái lợi của mình, vì đồng tiền, tất cả bọn lang sói vô loài không cho con người quyền sống yên ổn. Con người muốn tự do yêu đương chân chính thì giữa đường đứt gánh, gương vỡ bình tan. Cha mẹ, anh em, con cái muốn sum họp lại gặp sấm sét bất kì, tai bay vạ gió, phút chốc gây nên cảnh sinh li tử biệt. Đem thân ngọc mình vàng an phận thủ thường thì ngọc nát vàng phai, cam phận tôi đòi thì lại “Một phen mưa gió tan tành một phen”. Mong nương nhờ cửa Phật, hứng giọt nước cảnh dương thì cửa từ bi nào giấu được cảnh trầm luân khổ ải... Tất cả khổ đau đó do ai đã gây ra? Chẳng phải do đồng tiền mà nên sao? Hơn nữa, đóng tiền còn là phương tiện giải quyết mọi vấn đề, vướng mắc trong cuộc sống: Có ba trăm lạng việc này mới xong Để cứu được cha và em, gia đình Thuý Kiều phải bỏ ra ba trăm lạng để nộp cho bọn lính lệ. Như vậy, ở đây tiền giải quyết cả việc xử kiện, tiền đứng trên cán cân công lí, thay thế pháp luật. Không chỉ có thế, tiền còn là sức mạnh đảo lộn, đổi thay mọi giá trị trong cuộc sống: Trong tay đã sẵn đồng tiền. Mặc lòng đổi trắng thay đen khó gì? “Trắng – đen” không phân định được, đúng sai không rõ ràng bởi đứng giữa hai thái cực ấy là thế lực đồng tiền. Tiền nghiêng về phía nào thì bên đó sẽ giành được phần thắng. Hơn thế, đồng tiền còn làm lu mờ, thậm chí cướp đi tất cả những giá trị của con người. Tài sắc, phẩm hạnh của Thuý Kiều không được coi trọng, nó chỉ đáng giá là những món hàng để người ta mặc sức trao đổi, mua bán, “Cò kè bớt một thêm hai”. Đau xót làm sao... Qua tất cả những điều đó, bản chất, bộ mặt của xã hội phong kiến đã dần dần hiện lên. Đó là xã hội phong kiến cuối thế kỉ XVIII thối nát, mục ruỗng với thể chế chính trị rối loạn, tham tàn, tầm văn hoá của con người thì thấp kém. Bởi thế, con người mới bị đồng tiền mê hoặc, quyến rũ, trở nên tha hoá, biến chất, xấu xa, nhẫn tâm và thậm chí không còn mang trái tim loài người. Cuối cùng thì vẫn là người dân yếu đuối, cô độc trong xã hội ấy gánh chịu tất cả những nỗi xót xa, thống khổ của kiếp người. Đọc lướt phần (2a), (2b) và cho biết: Bài văn có mấy luận điểm?             Ở phần (2a), người viết nêu những lí lẽ nào? Xác định các câu lí lẽ.                                 Dẫn chứng ở phần (2a) được lấy từ đâu?   (2b) Nhưng không chỉ trong xã hội phong kiến. Đồng tiền trong đời sống luôn là một vấn đề nóng hổi, thu hút sự chú ý của tất cả mọi người. Từ thời xa xưa cho đến bây giờ, đồng tiền vẫn luôn phát huy vai trò quan trọng của nó. Tiền là tài sản vật chất có giá trị ngang với các thứ tài sản vật chất khác. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, rõ ràng đồng tiền đã bộc lộ tất cả những mặt xấu xa, thối nát của nó. Tuy nhiên, trong cuộc sống, nếu đồng tiền thực sự chỉ có mặt xấu xa thì sao nó có thể tồn tại đến ngày nay? Hãy tưởng tượng xem một thế giới không có đồng tiền sẽ tối tệ thế nào? Lúc ấy, khi đi ra ngoài, giả dụ bạn muốn mua một thứ gì đó, bạn phải quay trở về nhà để mang một thứ khác ra trao đổi. Mà có khi sẽ chẳng còn những dịch vụ mua bán đó nữa, con người sẽ lùi về hàng vạn năm trước sống cuộc sống tự cung, tự cấp. Khi đó mỗi người sẽ là một “lãnh chúa” trong “lãnh địa” của chính mình, không liên quan, giao thiệp với thế giới bên ngoài mình. Ngày đó biết đâu Bill Gate (Bin Ghết) sẽ tới cầu xin sự giúp đỡ của bạn!... Vậy bạn đã thấy cuộc sống cần có đồng tiền như thế nào chưa? Rõ ràng, tiền là một phương tiện có ích để thoả mãn những nhu cầu chính đáng của con người. Hơn nữa, nó còn là phép thử để bộc lộ bản chất, tầm văn hoá của con người. Trong thực tế, có những người sử dụng đồng tiền như một phương tiện để thực hiện lí tưởng, khát vọng, tạo lập sự nghiệp. Điều đó là hoàn toàn chính đáng. Song cũng có người sử dụng đồng tiền để mua chuộc, khống chế người khác, hoặc coi tiền là mục đích sống. Họ lại giống các nhân vật phản diện trong Truyện Kiều, có thể trở nên tàn bạo, hèn kém, xấu xa. Cách sử dụng đồng tiền như thế sẽ mở đầu cho một lối sống không đẹp, sống ích kỉ, sống tầm thường,... Không ít kẻ vì tiền mà bán rẻ anh em, bạn bè, cha mẹ, bán rẻ chính tâm hồn mình, lương tâm mình cho quỷ dữ. Họ sẵn sàng ra tay trộm cắp, cướp của, giết người,... Đây cũng là vấn đề nan giải của cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, nếu đồng tiền đó là kết quả của mồ hôi, công sức lao động, là thành quả của những cống hiến, thì ta cần biết quý trọng, biết sử dụng đúng mức để giá trị của nó được phát huy. Tôi đã từng nghe kể một câu chuyện. Một ông bố, khi đến cuối đời, muốn dạy cho con giá trị đích thực của đồng tiền, biết quý trọng đồng tiền chân chính tự mình làm ra, nên bắt con trai rời nhà đi làm ăn, mang tiền về. Người mẹ thương con, trong phút chia tay đã đưa cho con tiền. Thế là anh ta cầm số tiền đó đi, tiêu gần hết rồi mang số còn lại về đưa cho bố. Nhưng không ngờ ông đã thẳng tay ném số tiền đó xuống nước. Thấy thái độ thản nhiên của người con, ông đã khẳng định đó không phải là những đồng tiền do anh làm ra và đuổi anh đi. Trong lần ra đi này, anh ta lỡ tiêu hết số tiền mẹ đưa. Vì vậy, anh ta phải làm việc rất vất vả, chật vật để có tiền mang về cho bố. Nhưng lần này cũng vậy, ông bố ném ngay số tiền đó vào lửa. Không ngại nóng, bỏng, anh ta thò ngay tay vào móc số tiền đó ra. Qua câu chuyện trên, có thể thấy rõ rằng, chỉ khi đóng tiền là do chính bàn tay ta tạo nên thì nó mới được đặt đúng vị trí và nhìn nhận đúng giá trị của nó. Mặt khác, cũng không nên vì thấy đồng tiền quý giá mà ta phải quỵ lụy, phụ thuộc và quá mê muội trước giá trị của nó. Điều đó sẽ làm ta đánh mất đi bản thân, mất đi tự do, nhầm lẫn về những giá trị thực của cuộc sống. (3) Tóm lại, chúng ta hãy cố gắng hết mức có thể để trả lại cho đồng tiền giá trị thực của nó, đừng đổ oan cho nó. Để làm được điều ấy, chúng ta cần rèn luyện bản lĩnh, tích luỹ hiểu biết, tích cực sống, tích cực làm việc để bằng nội lực của chính mình đứng cao hơn đồng tiền. (Bài viết của Đỗ Thu Hà, in trong Dạy và học nghị luận xã hội, Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam) Phần (2b) nêu những lí lẽ nào? Những câu nào nêu lí lẽ ở phần này?                                       Dẫn chứng ở phần (2b) được lấy từ đâu?                     Người viết kể câu chuyện này nhằm mục đích gì?                                               Mục đích của phần (3) là gì?  
Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì? a) – Chi Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho. Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn: – Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à? Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ: – Tao không đến đây xin năm hào. Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng: – Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn. Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo: – Tao đã bảo tao không đòi tiền. – Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì? Hắn dõng dạc: – Tao muốn làm người lương thiện. Bá Kiến cười ha hả: - Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ. Hắn lắc đầu: – Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách... biết không!... Chỉ còn một cách là... cải này! Biết không!...  (Nam Cao) b) – Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà! – Ờ cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi? – Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiếng tiếc. (Nguyễn Tuân)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Giăng Van-giăng Giăng Van-giăng (Jean Valjean) sinh ra ở một gia đình nông dân nghèo xứ Ban (Brie). Lúc nhỏ, anh ta chẳng được học hành gì. Lớn lên, anh làm nghề xén cây ở Pha-vơ-rôn (Faverolles). Mẹ anh là bà Gian Ma-chi-ơ (Jeanne Mathieu), cha là ông Giăng Van-giăng hoặc là Vo-la Giảng (Voilà Jean), có lẽ do chung quanh gọi đùa là Vo-la Giăng mà thành tên ấy. Giăng Van-giăng tính hay tư lự mà không buồn: Chỉ những người giàu tình cảm mới như thế. Nói đúng ra, nhìn bề ngoài thì thấy anh ta cũng là đủ và chẳng có gì xuất sắc. Cha mẹ anh mất từ hồi anh còn nhỏ dại. Mẹ anh chết vì một cơn sốt xuống sữa mà không biết cách thuốc thang. Cha anh trước cũng làm nghề xén cây, sảy chân nên thiệt mạng. Van-giăng chỉ còn một người chị goá chồng, trên tay bảy đứa con dại, vừa trai vừa gái. Bà chị ấy đã nuôi Giăng và lúc sinh thời ông anh rể, Giăng vẫn ăn ở trong nhà chị. Lúc anh rể chết, lũ con, đứa lớn nhất mới lên tám, đứa út mới đầy năm. Giăng năm ấy vừa đúng hai mươi lăm tuổi. Thế là Giăng thay anh rể đi làm giúp chị nuôi các cháu. Rất là giản dị: Anh coi đó là một bổn phận phải làm, nhưng vẫn cầu nhàu vì bản tính. Cả thời trai trẻ, anh làm quần quật suốt ngày mới tìm nổi cái ăn nên chẳng nghe nói anh ta có nhân tình nhân ngãi gì, vì thời giờ đâu mà nghĩ đến chuyện yêu đương. Tối đến, đi làm về mệt nhoài, anh lẳng lặng ngồi ăn xúp. Bà chị thỉnh thoảng lại chọn những miếng ngon trong đĩa anh, miếng thịt, lát mỡ, cái nõn cải, lấy đút cho con. Còn anh, anh để tóc xoã cả ra quanh đĩa, che kín cả mặt, cứ cắm đầu ngồi ăn, mặc kệ, làm như không thấy gì. Ở Pha-vơ-rôn, gần nhà Van-giăng, phía bên kia đường đi, có nhà chị tá điền Ma-ri Cơ-lốt (Marie Claude). Lũ trẻ nhà Van-giăng ngày nào cũng ăn đói. Đôi khi, chúng chạy sang nhà chị ta, nói dối là mẹ sai sang vay ít sữa rồi đem nhau lại chỗ sau hàng rào hoặc ở đầu ngõ, tranh giằng nhau húp vội húp vàng làm sữa đổ cả ra quần áo. Bà Van-giăng mà biết được thói vụng trộm ấy thì mỗi đứa cũng được trận đòn. Giăng có nóng nảy, cau có, nhưng lại giấu chị, đến trả chỗ tiền sữa cho chị Ma-ri Cơ-lốt và như thế là các cháu khỏi phải đòn. Về mùa xén cây, anh kiếm được mỗi ngày hai mươi bốn xu. Hết mùa, anh ra đi gặt thuê, làm mướn, chăn bỏ, khuân vác, gặp việc gì làm được thi làm. Phần bà chị cũng cố gắng làm lụng, nhưng một nách bảy đứa con đại thi làm được mấy nên Cảnh nhà thật thiểu não, quanh năm túng thiếu và mỗi ngày một nghèo ngặt them. Một năm, trời làm rét quá, Giăng không có việc làm. Trong nhà không có lấy một mẩu bánh. Đúng y như thế. Không một mẫu bánh mà những bảy đứa trẻ thay. Một buổi tối Chủ nhật, trong nhà lão Mô-be Y-da-bộ (Maubert Isabeau) chủ hàng bánh mì trước nhà thờ Pha-vơ-rôn đã dọn dẹp sắp đi ngủ. Chợt thấy có tiếng đập mạnh ở chỗ mặt ngoài cửa hàng có chăng lưới thép và lắp kính. Lão chạy ra và kịp thấy một cánh tay thò qua chỗ kính vỡ và dây thép đứt, đang vơ lấy một chiếc bánh và lôi ra ngoài. Lão vội chạy ra, tên ăn trộm sải chân chạy trốn; lão đuổi theo và tóm được. Tên trộm đã vứt bánh đi nhưng cánh tay có máu me đầm địa. Thi ra chính là Giăng Van-giăng. Việc ấy xảy ra năm 1795. Giăng bị đưa ra toà truy tố về tội “ăn trộm ban đêm có phá cửa trong một nhà có người ở”. Anh lại có một khẩu súng săn và bắn rất giỏi, thỉnh thoảng vẫn đi bắn trộm chim chóc trong rừng. Điều ấy làm hại anh thêm. Đối với kẻ đi săn trộm chim muông, người ta vẫn có thành kiến là đúng, vì kẻ đi săn trộm cũng như người buôn lậu thì không xa bọn kẻ cướp là mấy. Có điều nhân tiện cũng nên nói rằng giữa hạng người này và bọn giết người cướp của đáng ghê tởm ở thành thị vẫn khác nhau một trời một vực. Kẻ săn trộm chim sống trong rừng, tay buôn hàng lậu sống ở trên núi hoặc dưới biển. Thành thị làm cho con người thổi tha, do đó, trở nên độc ác. Còn núi rừng, biển cả thì có tạo ra những con người man rợ, có phát triển phần hung dữ, nhưng không thủ tiêu phần nhân tính họ. Toà án tuyên bố Giăng Van-giăng có tội. Luật lệ đã rành rành ra đấy, không có cách gì khác. Trong xã hội văn minh của chúng ta có những giờ phút đáng sợ, là những lúc luật pháp tuyên án đầy người ta vào một cuộc trầm luân. Còn gì thê thảm bằng cái phút giây mà xã hội lánh xa và dứt khoát vứt bỏ một con người biết suy nghĩ! Giăng Van-giăng bị kết án năm năm khổ sai. Ngày 22 tháng 4 năm 1796, người ta loan báo khắp Pa-ri tin chiến thắng Mông-tơ-nốt (Montenotte) của đạo quân đánh ở Ý. Thông điệp của Hội đồng Đốc chính gửi cho Viện Ngũ Bách" ngày 2 tháng hoa nở2 năm Cộng hoà thứ tư, gọi người tổng chỉ huy đạo quân ấy là Buy-ô-na-pác (Buonaparte). Cùng ngày ấy, ở nhà ngục Bi-xết (Bicêtre), người ta đã xích trong một dây xích tù thật lớn, Giăng Van-giăng bị khoá vào dây xích đó. Một người lính canh ngục cũ, năm nay đã gần chín mươi tuổi, còn nhớ như in con người đáng thương ấy bị cảm vào cuối dây người thứ tư ở góc phía bắc sân nhà ngục. Anh ta ngồi bệt xuống đất như mọi người khác. Chừng như anh ta cũng không hiểu tình cánh mình ra làm sao nữa, chỉ biết là kinh khủng quá. Trong ý nghĩ lờ mờ của con người ù ù cạc cạc với tất cả mọi việc như anh, có lẽ anh cũng mang máng thấy rằng trong việc đó có cái gì quá đáng. Trong khi người ta quai mạnh búa để tán chiếc định trên cái gông cổ phía sau gáy, anh khóc lên, nghẹn ngào không nói nên lời, chốc chốc mới thốt được một câu: “Tôi làm nghề xén cây ở Pha-vơ-rôn.”. Rồi anh vừa nức nở và giơ tay lên, hạ xuống bảy lần, mỗi lần mỗi hạ thấp hơn, trông như anh đang lần lượt sờ đầu bảy đứa trẻ lớn nhỏ khác nhau. Trông cử chỉ ấy, người ta đoán biết anh đã làm điều phi pháp gì đó cũng là vì miếng cơm manh áo của bảy đứa bé con. Anh bị giải đi Tu-lông (Toulon). Hai mươi bảy ngày ròng rã trên một chiếc bò, xiềng xích luôn mang trên cổ. Đến Tu-lông, anh thay áo tù khổ sai. Cả quãng đời của anh trước đây đều bị xoá mờ, xoá mờ cả tên tuổi; anh không còn là Giăng Van-giăng nữa, anh là con số 24 601. Còn bà chị anh rồi ra sao? Bảy đứa bé rồi sao? Ai là người chăm lo cho cái gia đình ấy? Cái cây non đã cưa mất gốc, nắm lá sẽ thế nào? Thì ra chuyện đời vẫn cứ thế. Những con người đáng thương ấy, những sinh linh của Chúa ấy, từ đây không nơi nương tựa, không kẻ dìu dắt, không chỗ trú chân, lang thang trôi dạt, rồi biết đâu sẽ không mỗi người mỗi ngả, dần dần vào cái đám sương mù lạnh lẽo đã chìm đắm bao nhiêu kiếp người cô đơn, cái cõi tối tăm thê lương đã làm mất bóng bao nhiêu cuộc đời bất hạnh trong bước đường âm u của nhân loại! Họ bỏ làng ra đi. Cái gác chuông ở nơi gọi là làng quê cũ quên họ đi. Cái bờ ruộng ở nơi gọi là cánh đồng làng quên họ đi. Sau vài ba năm trong tù, ngay cả Giăng Van-giăng cũng quên nốt họ đi. Vết thương trong lòng anh đã thành sẹo. Thế là hết. Trong cả thời gian ở Tu-lông, chỉ có mỗi một lần anh được nghe tin tức bà chị. Hình như là vào khoảng cuối năm thứ tư sau khi anh vào tù. Cũng không rõ tin tức ấy đã đưa đến bằng cách nào. Chỉ biết có người trước kia có quen anh ở quê nhà một lần có gặp bà chị. Bà ở Pa-ri, trong một xóm nghèo gần nhà thờ Xanh Xuyn-pít (Saint Sulpice), phố Gianh-đơ-rơ (Geindre). Bà chỉ còn đem theo có mỗi một đứa con, thằng con trai út. Còn sáu đứa kia hình như chính bà cũng không biết chúng ở đâu nữa. Sáng sáng, bà đến một xưởng in ở phố Xa-bô (Sabot), nhà số 3, làm việc gấp giấy và đóng sách. Mùa đông, trời chưa sáng, sáu giờ đã phải có mặt. Trong xưởng có một trường học. Đứa bé lên bảy, bà đem theo gửi học ở đấy. Có điệu, sáu giờ bà đã vào xưởng mà đến bảy giờ trường mới mở cửa, nên thắng bé phải chờ ngoài sân ngót giờ đồng hồ, phải, ngót giờ đồng hồ ngoài trời mùa đông trong lúc còn tối mịt. Người ta không muốn cho nó vào xưởng, bảo là làm vướng bận công việc. Thợ thuyền sáng sớm qua đó, thấy thằng bé ngồi xổm ngoài hè, ngủ gà ngủ gật, có khi thiếp đi trong xó tối, gập người trên chiếc giỏ mây. Gặp hôm trời mưa, bà cụ gác cổng thương hại, nhặt nó vào trong túp lều của bà. Trong lều độc có một cái phản, cái guồng quay sợi và hai cái ghế gỗ. Thằng bé ngủ lăn ra ở một xó nhà tay ôm con mèo cho đỡ rét. Đến bảy giờ, trường mở cửa, nó mới vào học. Người ta nói với anh có bấy nhiêu. Nhưng lúc anh nghe mấy lời ấy, thì dường như trong phút giây, trong chớp mắt, có cánh cửa sổ nào bỗng dưng đã mở toang cho anh nhìn thoáng thấy cuộc đời của mấy người thân yêu, rồi sau đó lại khép lại. tối tăm, mù mịt. Từ đó, anh chẳng còn nghe tin tức gì về những người thân yêu ấy nữa. Mà cũng chẳng bao giờ anh thấy lại họ, chẳng bao giờ anh còn gặp họ. Ở những đoạn tiếp theo của câu chuyện thương tâm này, ta cũng không còn tìm thấy họ nữa. Vào khoảng cuối cái năm thứ tư ấy thì đến lượt Giăng Van-giăng vượt ngục Ở chốn lao tù sầu thảm này, bọn đồng cảnh vẫn thường giúp đỡ nhau việc đó. Anh trốn ra được và lang thang hai ngày ngoài cánh đồng. Nếu tự do nghĩa là sau lưng thon thót, thấy cái gì cũng sợ, từ mái nhà toả khói, người đi qua đường, tiếng cho có người truy nã, lúc nào cũng phải ngoái cổ nhìn lại, hơi có tiếng động là giật mình sủa, tiếng ngựa phi, tiếng chuông đồng hồ, đến ban ngày vì ban ngày người ta nom rõ, ban đêm vì ban đêm không trông thấy gì, đên con đường lớn, cái lối mòn, đến bụi cây, giấc ngủ, cũng đều sợ tuổt thì hai ngày ấy, anh ta được tự do. Đến tối ngày thứ hai thì anh ta bị bắt lại, sau ba mươi sáu tiếng đồng hồ chẳng ăn chẳng ngủ Sau đó, toà án thuỷ quân phạt thêm ba năm khổ sai. Năm thứ sáu lại đến lượt được vượt ngục; anh nằm ngay cơ hội nhưng trốn không trót lọt. Điểm danh thấy thiều, người ta bản phát súng đại bác báo hiệu và đến đêm thì lính tuần tìm được trốn dưới chiếc vỏ tàu đang đóng dở. Lúc bị bắt, anh chống cự lại với lính coi ngục Thế là cái tội vừa vượt ngục vừa kháng cự kẻ thừa hành ấy, theo hình luật đặc biệt. phải xử giam thêm năm năm nữa, trong đó có hai năm phải đeo xiềng đội. Cộng là mười ba năm. Đến năm thứ mười lại đến lượt anh trốn nữa và anh cũng không lỡ cơ hội. Nhưng lần này cũng không may gì hơn. Lại ba năm nữa, thành mười sáu năm. Sau cùng hình như đến năm thứ mười ba, anh lại thử một lần chót nữa nhưn chỉ ra ngoài được bốn tiếng đồng hồ thì bị bắt lại. Ba năm nữa với bốn tiếng đồng hồ ấy. Cả thảy mười chín năm. Anh vào tù từ năm 1796 mà mãi đến tháng Mười năm 1815, anh mới được thả ra. Như thế chỉ vì anh đập một miếng kính và lấy một cái bánh mì. Đến đây cần mở một dấu ngoặc. Trong khi xét về hinh luật và việc luật pháp đầy đoạ con người, lần thứ hai tác giả lại gặp một vụ trộm bánh mì xuất phát điểm của một kiếp trầm luân. Cơ-lốt Gơ (Claude Gueux) đã lấy trộm một chiếc bánh. Giảng Van-giăng cũng lấy trộm một chiếc bánh. Một thống kê tại Anh cho biết trong năm vụ trộm, có bốn vụ trực tiếp do đói mà ra. Lúc vào tù, Giăng Van-giăng run sợ, khóc lóc, đến khi ra, anh thành người thân nhiên, trợ như đá. Lúc vào, lòng anh tuyệt vọng, nay ra, lòng anh đen tối. Cái gì đã xảy ra trong tâm hồn anh? (V. Huy-gô, Những người khốn khổ, NXB Văn học, Hà Nội, 1999) a) Nội dung chính của đoạn trích Giăng Van-giăng là gì? b) Tìm và phân tích các chi tiết nói về không gian, thời gian. Những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào? c) Nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích là người như thế nào? Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn. Bút pháp tương phản được nhà văn sử dụng như thế nào qua nhân vật này? d) Đoạn trích được trần thuật theo điểm nhìn nào? Tác dụng của điểm nhìn ấy là gì? e) Nội dung đoạn trích cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội – văn hoá Pháp thời bấy giờ
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: Hương cuội Đứa cháu đích tôn và lũ cháu ngoại đang loay hoay ngoài sân với những đồ đồng ngũ sự lổng chổng trên đám trấu và tro đẫm nước. Ông chúng, cụ Kép làng Mọc, cũng đang loay hoay với mấy chục chậu lan xếp thành hàng dưới giàn thiên lý. Trái với thời tiết, buổi chiều cuối năm gió nồm thổi nhiều. Cơn gió nồm thổi nhẹ, như muốn nhạo cái ông già kia mặc cả một tấm áo trấn thủ bằng lông cừu trắng. Trời nồm nực, bức đến tắm nước lã được, ông cụ Kép mặc áo lông cừu xứ Bắc! Không, đấy chỉ là một thói quen của cụ Kép. Mỗi khi cụ ra thăm vườn cảnh, trong một năm, trừ những ngày hạ ra không kể còn thì lúc nào cũng khoác tấm áo cừu. Mùa xuân, mùa thu, khí hậu ấm, áo mở khuy. Sang đến đông tuyết, cụ cài hết một hàng khuy nơi áo, thế là vừa. Trong cái vườn cây nhỏ, trong đám cỏ cây xanh rờn, những buổi sớm tinh mơ và những buổi chiều tàn nắng, người ta thường thấy một ông già lông mày bạc, tóc bạc, râu bạc, mặc áo lông trắng, lom khom tỉa những lá úa trong đám lá xanh. Cụ Kép nguyện đem cái quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự lũ hoa thơm cỏ quý. Buổi chiều ba mươi Tết năm nay, cả một cái gia đình cũ kỹ nhà cụ Kép đang tới tấp dọn dẹp để ăn tết. Mợ ấm cả, mợ ấm hai ngồi lau lá dong chăm chỉ. Thỉnh thoảng họ ngừng tay để hỏi nhau xem còn thiếu những thực phẩm gì trong cái mâm cơm cúng chiều nay. Lũ con đàn bi bô ngoài sân. Chúng đang đánh bóng ở ngoài sân những lư, đỉnh, cây đèn nến bằng đồng mắt cua và bằng thiếc sông Ngâu. […] Cụ Kép cười khà khà. Rồi cụ lại vạch từng gốc rò lan, xem xét tỉ mỉ đến màng hoa, đến rò lan và thân lá. Hết chậu này đến chậu khác. Tưởng chừng như cháu mình cũng là một người biết đến chuyện chơi cây, hiểu đến thời tiết trong một năm, có đủ những kinh nghiệm, thói tục và thông minh của người lớn, ông già đã nói với cháu bé: - Tự nhiên, cuối năm lại nổi gió nồm. Cháu có thấy bực mình không? Ông tiếc cho mấy chục chậu lan của ông quá. Nở hết thôi! Đứa cháu không hiểu đến ý nghĩa câu than phiền của ông già, ngửng bộ mặt ngây thơ lên, hỏi hai ba lần: - Hoa sắp nở, sao lại tiếc hở ông? Cụ Kép nhìn lại cái người bé tí hon đứng với mình trong vườn lan, thân cao không vượt khỏi cái lá lan uốn cầu vồng, cụ Kép đãi đứa cháu ngây thơ một nụ cười rất độ lượng, mắt nhấp nháy kính tuổi: - Nếu không có nồm, thì hoa trong vườn ông còn lâu mới nỏ. Hoa sẽ nở nhằm vào ngày rằm tháng giêng. Đúng vào ngày Tết Nguyên Tiêu. Ông cháu chúng ta sẽ có hoa mà thưởng xuân, cháu đã hiểu chưa? Bây giờ cháu chạy vào gọi bõ già ra đây cho ông bảo. - Bõ đi ra bờ ao rửa đá cuội từ ban trưa kia ông ạ. Phải, phía cầu ao trong vườn cụ Kép, một người lão bộc, đang lom khom dúng rổ đá xuống nước ao và sàng sẩy rổ đá như kiểu người ta sàng mẹt gạo. Tiếng đá bị tung lên dập vào nhau kêu sào sạo, khiến lũ cò trắng nghỉ chân trên lũy tre vội bay mất. Bõ già nghỉ tay, nhìn đàn cò sợ hãi bay cao, với nét cười của một người chịu vui sống trong sự an phận. Bõ ở với cụ Kép đã lâu lắm. Cái hồi cụ Kép còn là một thầy khóa sinh hai mươi tuổi, bõ già đã nếm cơm ở của nhà này rồi. Chính bõ vác lều chõng cho cụ đi thi tú tài. Những việc lớn nhỏ trong nhà, bõ đều nhớ hết. […] Ở đây, không ai nỡ nói nặng bõ. Và, đến những việc nặng, mọi người đều tránh cho bõ già. Công việc thường trong một ngày, có nhiều hôm chỉ thu vào việc chuyên trà tàu và thay bã điếu cho cụ Kép. Thậm chí trong những ngày cuối năm bận rộn như hôm nay, mà bõ già cũng không phải mó tay vào việc gì cả. Làm lợn gói giò chả, vo gạo, đồ đậu xanh làm bánh chưng, làm dầu đèn, lau bàn thờ, nhất nhất không việc gì phải qua tay bõ. Mãi đến trưa hôm ba mươi Tết, cụ Kép mới bảo bõ già đi rửa mấy trăm hòn đá cuội trắng. Nghe thấy bõ già nhận lấy cái việc rất ngộ nghĩnh đó, cả nhà đều cười. Thứ nhất là lũ trẻ con. Cụ Kép vẫn nghiêm trang dặn người bõ già: - Bõ đem đá ra bờ ao rửa cho sạch. Lấy bẹ dừa mà kỳ cho nhẵn, cho trắng tinh ra. Xong rồi, lựa những viên đá tròn bỏ vào một cái rổ. Những viên đá xù xì, không tròn trĩnh, để một rổ khác. Bõ già tỏ ý hiểu: - Thưa cụ, con biết rồi. Cụ lại sắp cho dọn một bữa rượu "Thạch lan hương". Nhưng sao năm nay, lại soạn đá sớm quá? Thưa cụ, con nhớ mọi năm cứ hạ cây nêu xong rồi mới đem cuội ra ngâm kia mà... - Thế bõ không thấy giời đổi gió nồm đấy à? Thế bõ không biết năm nay hoa nở sớm hơn mọi năm sao? Tôi đã cho ngâm thóc để lấy mầm nấu kẹo mạch nha từ mấy hôm nay rồi. Bõ già gật gật... Cụ Kép là người thích uống rượu ngâm thơ và chơi hoa lan. Cụ đã tới cái tuổi được hoàn toàn nhàn rỗi để dưỡng lấy tính tình. Vì bây giờ trong nhà cụ cũng đã thừa bát ăn. Xưa kia, cụ cũng muốn có một vườn cảnh để sớm chiều ra đấy tự tình. Nhưng nghĩ rằng mình chỉ là một anh nhà nho sống vào giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng làm lạc mất cả quan niệm cũ, làm tiêu hao mất bao nhiêu giá trị tinh thần; nhưng nghĩ mình chỉ là một kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai bàn tay không có lợi khí mới, thì riêng lo cho thân thế, lo cho sự mất còn của mình cũng chưa xong, nói chi đến chuyện chơi hoa. Cụ Kép thường nói với lớp bạn cũ rằng có một vườn hoa là một việc dễ dàng, những đủ thời giờ mà săn sóc đến hoa mới là việc khó. Cụ muốn nói rằng người chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng. Như thế mới phải đạo, cái đạo của người tài tử. Chứ còn cứ gây được lên một khoảnh vườn, khuân hoa cỏ các nơi về mà trồng, phó mặc chúng ở giữa trời, đày chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay thì chơi hoa làm gì cho thêm tội. Đến hồi gần đây, biết đã đủ tư cách chơi cây cảnh, cụ Kép mới gây lấy một vườn lan nho nhỏ. Giống lan gì cũng có một chậu. Tiểu kiều, Đại kiều, Nhất điểm, Loạn điểm, Yên tử v.v... Chỉ trừ có giống lan Bạch ngọc là không thấy trồng ở vườn. Không phải vì lan Bạch ngọc đắt giá mỗi giò mười đồng bạc, mà cụ Kép không trồng giống hoa này. Trong một buổi uống trà đêm, cụ Kép nói với một người bạn đến hỏi cụ về cách thức trồng cây vườn hoa: - Tôi tự biết không chăm được lan Bạch ngọc. Công phu lắm, ông ạ. Gió mạnh là gẫy, nắng già một chút là héo, mưa nặng hột là nẫu cánh. Bạch ngọc thì đẹp lắm. Nhưng những giống nhẹ nhàng ấy thì yểu lắm. Chăm như chăm con mọn ấy. Chiều chuộng quá như con cầu tự. Lầm lỡ một chút là chúng đi ngay. Những vật quý ấy không ở lâu bền với người ta. Lan Bạch ngọc hay ưa hơi đàn bà. Trồng nó ở vườn các tiểu thư thì phải hơn. Thiếu hẳn loài Bạch ngọc, cụ Kép đã cho trồng nhiều giống Mặc lan, Đông lan, Trần mộng. Giống này khỏe, đen hoa và rò đẫy, hoa có khi đậu được đến nửa tháng và trong mươi ngày, nếu chủ vườn có quên bón tưới, cũng không lụi. Chiều hôm nay, hoa Mặc lan chớm nở. Chiều mai, mùng một Tết, hoa Mặc lan mãn khai đầy vườn. Đêm giao thừa, bên cạnh nồi bánh chưng sôi sình sịch, bõ già đang chăm chú canh nồi kẹo mạch nha. Cụ Kép dặn bõ già phải cẩn thận xem lửa kẻo lơ đễnh một chút là khê mất nồi kẹo. Hai ông ấm, con trai cụ Kép, người lớn tuổi đứng đắn như thế, mà lại ngồi gần đấy, phất giấy vào những nan lồng. Thực là hai đứa trẻ con đang ngồi nghịch với lồng bàn giấy. Họ trịnh trọng ngồi dán hồ, vuốt giấy. Ông cụ Kép đứng kèm bên, mỗi lúc lại nhắc: - Này Cả, thầy tưởng miệng lồng bàn, con nên đan to hơn miệng chậu. Con chạy ra, lấy cái que đo lại lợi chậu xem. Nếu rộng thì hỏng hết. Đo lợi chậu Mặc lan thôi. Hai ông ấm, ngồi phất được đến mười cái lồng bàn giấy. Họ rất vui sướng vì họ tin đã làm toại được sở thích của cha già. Cụ Kép co ro chạy từ nồi mạch nha, qua đám lồng bàn giấy, đến cái rổ đá cuội đã ráo nước thì cụ ngồi xổm xuống, ngồi lựa lấy những viên đá thật trắng, thật tròn, để ra một mẹt riêng. Ông ấm cả, ông ấm hai lễ mễ bưng những chậu Mặc lan vào trong nhà. Cả ba ông con đều nhặt những hòn cuội xấu nhất, méo mó, xù xì trải xuống mặt đất những chậu lan gần nở. Mỗi lần có một người đụng mạnh vào rò lan đen, cụ Kép lại xuýt xoa như có người châm kim vào da thịt mình. Nồi kẹo đã nấu xong nhưng phải đợi đến gần cuối canh hai kẹo mới nguội. Bây giờ thêm được bõ già đỡ một tay nữa, cả ba ông con đều lấy những hòn cuội để riêng ban nãy ra mẹt, đem dúng đá cuội vào nồi kẹo, quấn kẹo bọc kín lấy đá, được viên nào liền đem đặt luôn vào lồng chậu hoa. Những viên đá bọc kẹo được đặt nhẹ nhàng lên trên lượt đá lót lên nền đất chậu hoa. Úp xong lồng bàn giấy lên mười chậu Mặc lan thì vừa cúng giao thừa. Ba ông con, khăn lượt áo thâm lạy trước bàn thờ đặt ngoài trời. Năm nay, trời giao thừa lành. Cả một buổi sớm, cụ Kép phải bận ở đình làng. Trước khi ra đình cụ đã dặn bõ già ở nhà phải sửa soạn cho đủ để đến quá trưa, cụ và vài cụ nữa đi việc đình làng về sẽ cùng uống rượu thưởng hoa. Bõ già đã bày ra giữa sân bốn cái đôn sứ Bát Tràng mầu xanh quan lục. Trước mặt mỗi đôn, bõ già đặt một án thư nhỏ, trên đó ngất nghểu hai chậu lan còn lù lù chiếc lồng bàn úp, và một hũ rượu da lươn lớn có nút lá chuối khô. Bõ già xếp đặt trông thạo lắm. Trong mấy năm nay, đầu mùa xuân nào bõ già cũng phải ít ra là một lần, bày biện bàn tiệc rượu Thạch lan hương như thế. Bõ già hôm nay lẩm bẩm phàn nàn với ông ấm hai: - Năm nay cụ nhà uống rượu sớm quá và lại uống ban ngày. Mọi năm, cứ đúng rằm tháng giêng mới uống. Vả lại uống vào chiều tối. Đốt đèn lồng, treo ở ngoài vườn, trông vào bữa rượu hoa, đẹp lắm cậu ạ. Ông ấm hai vui chuyện, hỏi bõ già: - Này bõ già, tôi tưởng uống rượu nhấm với đá cuội tẩm kẹo mạch nha thì có thú vị gì. Chỉ thêm xót ruột. - Chết, cậu đừng nói thế, cụ nghe thấy cụ mắng chết. Cậu không nên nói tới chữ xót ruột. Chính cụ nhà có giảng cho tôi nghe rằng những cụ sành uống rượu, trước khi vào bàn rượu không ăn uống gì cả. Các cụ thường uống vào lúc thanh tâm. Và trong lúc vui chén, tịnh không dùng những đồ nhắm mặn như thịt cá đâu. Mấy vò rượu này, là rượu tăm đấy. Cụ nhà ta quý nó hơn vàng. Khi rót rỏ ra ngoài một vài giọt, lúc khách về, cụ mắng đến phát thẹn lên. Cậu đậy nút lại không có rượu bay! Phía ngoài cổng, có tiếng chó sủa vang. Bõ già nhìn ra thấy bốn cụ tiến vào đã quá nửa lòng ngõ duối. Cụ nào cũng cầm một cây quạt thước, chống một chiếc gậy tre càng cua hay trúc đùi gà. Uống xong tuần nước, cụ Kép mời ba cụ ra sân uống rượu. Bõ già vòng tay vái các cụ và đợi các cụ yên vị rồi thì khom khom mở từng chiếc lồng bàn giấy một. Một mùi hương lan bị bỏ tù trong bầu không khí lồng bàn giấy phất từ đêm qua, đến bây giờ vội tản bay khắp vườn cây. Bốn cụ và bõ già đánh hơi mũi: những cặp mắt kém cỏi đăm đăm nhìn kỹ vào khoảng không trong vắt như có ý theo dõi luồng hương thơm đang thấm nhập dần vào các lớp khí trời. Cơn gió nhẹ pha loãng hương thơm đặc vào không gian. - Dạ, xin rước các cụ. Dứt tiếng cụ Kép, tất cả bốn cụ đề úp lòng bàn tay vào nhau thi lễ và giơ tay chỉ thẳng vào giữa mời nhau ai cao tuổi xin nhắp chén trước đi. Tiệc rượu bắt đầu. Bõ già kính cẩn chắp tay đứng sau lưng chủ, có vẻ cũng thèm say lắm. - Trời lạnh thêm chút nữa, uống Thạch lan hương mới đúng phép, chủ nhân ạ! Đáp lời cụ Cử Lủ, cụ Kép vuốt râu cười nói: - Chính thế. Nhưng đệ sợ chờ được lạnh đến, thì hoa vườn nhà tàn mất. Trông kẹo mạch nha không đông, còn dính vào lớp đá lót, đệ cũng biết là không được khéo lắm. Trời nồm biết làm thế nào. - Này cụ Kép, kẹo đá thơm ngon đấy. Chỉ hiềm có mùi ung ủng pha vào hương lan. Chắc kẹo nấu bén nồi, khê và thêm không được đông nên mới có tạp vị nhiễm vào. Sau mấy câu phê bình về tiệc rượu, tỏ ra mình là người biết thưởng thức những vị thanh lương đạm bạc, bốn cụ đều xoay câu chuyện sang phía thơ văn. Cụ Tú người cùng làng với cụ Kép mở đầu câu chuyện làm thơ. - Sớm nay, đệ đã khai bút rồi. Đệ nghĩ dược một đôi câu đối. Để các cụ chữa cho mấy chữ. Chiều nay sẽ viết luôn vào giấy hồng điều để xin phép dán thêm vào cổng nhà. Ba cụ cùng cạn chén một lúc, cùng nói một lúc: - Cụ Tú hãy cạn luôn ba chén rồi hãy đọc đôi câu đối mới. Câu đối của cụ còn ai mà hạch nổi chữ nào. Cụ nói gì mà khiêm tốn vậy... Chúng tôi xin nghe. Chờ cụ Tú dặng hắng lấy giọng, mỗi cụ đều bỏ vào mồm những viên kẹo mạch nha đá cuội ướp hương lan. Những nhân đá đánh vào răng kêu lách cách. Mỗi ông già đọc một đôi câu đối. Rồi chén rượu ngừng là một lời thơ ngâm trong trẻo. Cứ thế cho tàn hết buổi chiều. Mấy cụ đều khen lẫn nhau là thơ hay. Trong cái êm ấm của buổi chiều xuân sớm, tiếng ngâm thơ quyến rũ cả đến tâm hồn một người lão bộc. Bõ già, chiều mồng một Tết tự nhiên mặt sáng tỏ hẳn lên. Cái đẹp của tiệc rượu ngâm thơ lây cả sang người bõ. Vò rượu vợi với chiều xuân sớm quên đi. Những vò rượu vợi dần. Trong lòng đĩa sứ đựng nhân đá, hòn cuội cao dần lên, bõ già đưa thêm mãi những đĩa sứ vào bàn rượu. Từ phía đầu làng, dội về mấy tiếng pháo lẻ loi. Lũ cháu nhỏ, nấp sau cột nhà, muốn chạy ra xin bõ già phát cho chúng những hòn cuội đã nhắm rượu xong rồi kia.  (Nguyễn Tuân, Vang bóng một thời, NXB Văn học, Hà Nội, 2004) a) Xác định đề tài và chủ đề chính của văn bản. b) Văn bản trên kể câu chuyện gì? Xác định ngôi kể và điểm nhìn của văn bản. c) Nhân vật chính trong câu chuyện này là ai? Nhân vật đó có đặc điểm gì? d) Chi tiết nào trong văn bản để lại cho em ấn tượng sâu sắc? Lí giải cụ thể. e) Giải thích ý nghĩa nhan đề “Hương cuội” của văn bản. Qua văn bản, nhà văn thể hiện tình cảm, tư tưởng nào?
Đọc đoạn trích truyện Chí Phèo sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Trời nắng lắm, nên đường vắng. Hắn cứ đi, cứ chửi, cứ doạ giết “nó”, và cứ đi. Bây giờ đến ngõ nhà cụ bá. Hắn xông xông đi vào. Cả nhà đi làm đồng vắng, chỉ có mình cụ bá đang nằm nghỉ trưa. Nghe tiếng hắn, cụ thấy sao bực mình! Chính thật thì cụ đã đang bực mình. Bởi vì cụ thấy đầu hơi nhức [...] Những lúc như thế, thì một người dẫu khôn ngoan cũng không bình tĩnh được. Nhất là khi trông thấy một thằng chỉ đến vòi tiền uống rượu như Chí Phèo. Tuy vậy, cụ cũng móc sẵn năm hảo. Thà móc sẵn để tống nó đi cho chóng. Nhưng móc rồi, cụ cũng phải quát một câu cho nhẹ người: - Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho. Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn: - Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à? Hắn trợn mắt, chỉ vào mặt cụ: – Tao không đến đây xin năm hào. Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng: – Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn. Hắn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo: – Tao đã bảo tạo không đòi tiền. – Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì? Hắn dõng dạc: – Tao muốn làm người lương thiện. Bá Kiến cười ha hả: - Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ. Hắn lắc đầu: - Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách... biết không!... Chỉ còn một cách là... cái này! Biết không!.. Hắn rút dao ra, xông vào. Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi. Bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng. Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to. Hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đã đang giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứa ra. Cả làng Vũ Đại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án không ngờ ấy. Có nhiều kẻ mừng thầm. Không thiếu kẻ mừng ra mặt. Có người nói xa xôi: “Trời có mắt đấy, anh em ạ!”. Người khác thì nói toạc: “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu.”. Mừng nhất là họ kì hào ở trong làng. Họ tuôn đến để hỏi thăm, nhưng chính là để nhìn lí Cường bằng những con mắt thoả mãn và khiêu khích. Đội Tảo, không cần kín đáo, nói toang toang ngay ngoài chợ trước mặt bao nhiêu người: “Thằng bố chết, thằng con lớp này không khỏi người ta cho ăn bùn.”. Ai chả hiểu “người ta” đó là chính ông. Bọn đàn em thì bàn nhỏ: “Thằng mọt già ấy chết, anh em mình nên ăn mừng.”. Những người biết điều thì hay ngờ vực; họ chép miệng nói: “Tre già măng mọc thằng ấy chiến, còn thắng khác, chúng mình cũng chẳng lợi tí gì đâu.”. Bà cô thị Nở chỉ vào tận mặt cháu mà đay nghiến: Phúc đời nhà này, con nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèo. Thị cười và nói lảng: - Hôm qua làm biên bản, lí Cường nghe đầu tốn gần một trăm. Thiệt người lại thiệt của. Nhưng thị lại nghĩ thầm: - Sao có lúc nó hiền như đất. Và nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn, thị nhìn trộm bà cô, rồi nhìn nhanh xuống bụng - Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào? Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua.”. a) Xác định những điểm nhìn được sử dụng trong đoạn trích. b) Đoạn trích kế về việc gì? c) Chí Phèo dõng dạc nói: “Tao muốn làm người lương thiện”. Em hiểu lời nói đó như thế nào? d) Có người cho rằng Chí Phèo giết bá Kiến vì say rượu. Em có đồng ý không? e) Hãy lí giải vì sao sau khi giết bá Kiến, Chí Phèo lại tự sát? Cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa như thế nào? g) Nêu cách hiểu của em về hình ảnh ở cuối tác phẩm: “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện tại một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua...”.