Danh sách câu hỏi
Có 4,027 câu hỏi trên 81 trang
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:
a. Xác định câu trả lời đúng - sai trong bảng sau :
Một số đặc điểm của thể loại truyện được thể hiện trong văn bản Chỉ là em gấu đi lạc
Câu trả lời
Đúng
Sai
Chủ để được thể hiện qua các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
Đặc điểm nhân vật được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ...
văn bản được triển khai theo trật tự thời gian và quan hệ nhân quả.
Người đọc rút ra cho mình bài học về cách nghĩ, ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra.
văn bản tạo ra mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản.
Các câu trong văn bản có quy định số tiếng, số dòng, vần, nhịp.
Tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
Người đọc có thể tóm tắt được ý chính của mỗi đoạn trong văn bản bằng hình thức sơ đồ.
b. Em hãy nối các thông tin của cột A và cột B để sắp xếp các sự việc theo đúng trật tự được kể trong truyện Chỉ là em gấu đi lạc:
e. Tìm trong câu chuyện những chi tiết miêu tả:
- Thái độ, suy nghĩ, lời nói của bé Su khi kể cho chị Hai nghe về em gấu bông đi lạc dưới trời mưa.
- Hành động, lời nói của bé Su khi giải cứu em gấu bông đi lạc với chị Hai.
- Hành động, suy nghĩ, lời nói của bé Su sau khi giải cứu em gấu bông đi lạc và đưa em về nhà.
d. Từ những chi tiết đã tìm trong câu c, em hãy rút ra những nhận định về đặc điểm của nhân vật bé Su theo sơ đồ sau:
đ. Dựa vào sơ đồ sau, hãy chỉ ra một số điểm giống và khác nhau (trong hành động, suy nghĩ, lời nói) giữa nhân vật bé Su và nhân vật chị Hai:
e. Trong truyện, tình cảm của tác giả đối với nhân vật được thể hiện gián tiếp thông qua ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật. Hãy tìm trong đoạn dưới đây những cảm xúc, suy nghĩ của người mẹ thể hiện tình cảm đối với bé Su?
Khi kể cho chị nghe về em gấu bông đi lạc, giọng em Su như có lửa râm ran. Em ngồi hình dụng ra tất tần tật những rủi ro mà em gấu đi lạc có thể gặp phải. Trong phút chốc mẹ ngồi nhặt rau gần đó nghe lỏm được, có suy nghĩ không phải em đang kể chuyện về một em gấu bông mà là về một bạn nhỏ nào đỏ có tâm hôn đồng điệu, biết đau, biết buồn. Lần đầu tiên mẹ thấy một cô gái năm tuổi có tâm trạng nóng ruột vì một ai đó như thế. Nó khiến cho người lớn mủi lòng tan chảy luôn chứ chẳng chơi.
g. Xác định đề tài của truyện Chỉ là em gáu đi lạc.
h. Nêu chủ đề truyện Chỉ là em gấu đi lạc.
Đọc văn bản sau và trả lời các cầu hỏi bên dưới:
VỀ HAI CÁCH HIỂU BÀI CA DAO RA ĐI ANH NHỚ QUÊ NHÀ
Ra đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,
Nhớ ai dãi nắng dầu sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Bài ca dao Ra đi anh nhớ quê nhà được lưu hành khá rộng rãi và thống nhất trong nhân dân cũng như trong các tập sách sưu tầm, tuyển chọn ca dao. Cả bài vẻn vẹn có bốn câu, lời lẽ rất giản đị, dễ hiểu, tưởng chừng ai cũng hiểu như nhau, chẳng có chuyện gì phải bàn cãi, phân tích nữa. Thế nhưng thực tế đã có ít nhất hai cách hiểu khác nhau rõ rệt, cả hai cách đều có cơ sở và lí do để tồn tại. Cách hiểu thứ nhất nhấn mạnh vào nỗi “nhớ quê nhà” và coi chủ đề chính của bài ca dao là tình cảm quê hương đất nước. Cách hiểu thứ hai, nhấn mạnh vào nỗi “nhớ ai” ở hai câu cuối và coi chủ đề chính của bài ca dao là tình yêu đôi lứa.
Ở cách hiểu thứ nhất, tình yêu quê hương của chàng trai gắn với những hình ảnh bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương. Mỗi con người, mỗi nhà thơ đều có cách định nghĩa riêng về quê hương của mình, không ai hoàn toàn giống ai cả. Quê hương của Tế Hanh in sâu trong tâm trí nhà thơ với “con sông xanh biếc”, “nước gương trong soi tóc những hàng tre”. Quê hương của Giang Nam có hoa, “có bướm”, “có những ngày trốn học bị đòn roi”,... Còn quê hương của chàng trai trong bài ca dao này là ““canh rau muống”, “cà dầm tương”, là những con người “dãi nắng dầu sương”, “tát nước bên đường”,... thật là tự nhiên và hợp tình hợp lí.
Ở cách hiểu thứ hai, nỗi nhớ quê nhà của anh gắn liền với nỗi nhớ người yêu. Cả hai nỗi nhớ đều chân thực, thiết tha. Qua đó, chàng trai bày tỏ tình yêu với người bạn gái. Đôi trai gái ở đây đã chú ý đến nhau nhưng chưa một lần thổ lộ, tình yêu của họ đang ở buổi ban đầu, e ấp, khó nói. Giờ đây, khi sắp sửa xa quê, chàng trai mới mạnh dạn gặp cô gái để giãi bày tâm sự. Cách diễn đạt nỗi nhớ từ xa đến gần, từ chung đến riêng, từ mơ hồ đến xác định và cách xưng hô “anh - ai” chứng tỏ rằng chàng trai rất e dè, thận trọng, dường như vừa nói vừa thăm dò sự phản ứng của cô gái. Nhằm mục đích bày tỏ tình yêu, nhưng suốt cả bài ca dao chàng trai ở đây (cũng giống như các chàng trai trong nhiều bài ca dao tỏ tình khác) đã né tránh không đụng chạm đến từ “yêu”, “thương” nào cả. Tất cả sự yêu thương đều dồn vào một từ “nhớ” được nhắc đi nhắc lại đến năm lần, mỗi lần một cung bậc khác nhau và càng về sau càng cụ thể, tha thiết. Nếu coi bài ca dao là lời tâm sự trước lúc đi xa của chàng trai với cô gái thì có một điều đặc biệt đáng chú ý nữa là, chàng trai chưa đi xa mà đã nhớ!
Mỗi cách hiểu đã trình bày và phân tích ở trên đều có chỗ hợp lí và chỗ hay riêng của nó. Nhưng nhìn chung thì cách hiểu thứ hai hay hơn và độc đáo hơn cách hiểu thứ nhất.
(Theo Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, 1999)
a. Tác giả đã đưa ra ý kiến gì về hai cách hiểu bài ca dao? Hãy xác định lí lẽ, bằng chứng tác giả đưa ra để củng cố cho hai ý kiến dựa vào sơ đồ sau:
b. Em hãy tóm tắt nội dung của văn bản trên trong một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ).
e. Ở đoạn hai, việc tác giả nêu những ấn tượng về quê hương trong thơ Tế Hanh, Giang Nam có ý nghĩa gì?
d. Trong hai cách hiểu mà tác giả đưa ra, em thích cách hiểu nào hơn? Vì sao?