Danh sách câu hỏi
Có 4,027 câu hỏi trên 81 trang
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM CÓ NÊN ĐỐI THOẠI BÌNH ĐẲNG?
Do khoảng cách thế hệ, người lớn và trẻ em thường có nhiều khác biệt trong trải nghiệm và suy nghĩ về các vấn đề trong cuộc sống. Liệu người lớn và trẻ em có nên đối thoại bình đẳng với nhau hay không? Hãy đọc các ý kiến sau:
Ý kiến 1:
Ông bà ta có câu “Cá không ăn muối cá ươn/ Con cãi cha mẹ trăm đường con hư; “Không thầy đố mày làm nên”. Quả thật vậy, người lớn và trẻ em không nên đối thoại bình đẳng mà trẻ em cần phải biết nghe lời người lớn.
Trẻ em cần phải nghe lời người lớn vì người lớn có nhiều kinh nghiệm hơn. Do vậy, người lớn sẽ có những lời khuyên, những bài học bổ ích để giúp cho trẻ em có được hướng đi đúng đắn trong cuộc sống.
Trong nhiều trường hợp, người lớn do từng trải nên cũng có tinh thần trách nhiệm cao hơn, trẻ em cần nghe theo người lớn để tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Tôi còn nhớ câu chuyện về mẹ của thầy Mạnh Tử. Thuở nhỏ, thầy Mạnh Tử tuy thông minh, tư chất hơn người nhưng lại ham chơi, một lần do ham chơi mà thầy trốn học. Khi thầy trở về, mẹ thầy Mạnh Tử không nói gì, lấy kéo cắt mảnh vải bà đang dệt ra làm đôi. Hành động ấy của mẹ làm thấy Mạnh Tử hết sức ngỡ ngàng. Người mẹ nói: " Việc nghỉ học của con cũng giống như việc mẹ cắt đứt mảnh vải này. Người quân tử học để thành danh, thỉnh giáo người khác là để làm tăng thêm tri thức. Có tri thức, thì lúc nhàn nhã sẽ được an tĩnh bình hoà, lúc hành động thì có thể rời xa tai hoạc. Con hôm nay trốn học, khó tránh khỏi việc ngày sau chỉ làm một chút việc nhỏ cũng bỏ dỡ giữa chừng, tương lai càng khó mà rời xa được tai hoạ". Nếu không nhờ nghe theo người mẹ ấy, liệu có thể có một thầy Mạnh Tử tiếng tăm lừng lẫy sau này?
Do vậy, không thể có chuyện người lớn và trẻ em đối thoại bình đẳng, mà người lớn phải đóng vai trò định hướng, chỉ dạy, còn trẻ em phải lắng nghe và vâng lời.
Ý kiến 2:
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa thầy và trò sẽ tốt hơn rất nhiều nếu người lớn và trẻ em có được những cuộc đối thoại bình đẳng.
Thứ nhất, dù trẻ em còn non nớt thì mỗi đứa trẻ đều có quan điểm riêng về thế giới, đều có những y kiến riêng đáng được tôn trọng. Có khi, những quan điểm của trẻ em về thế giới lại mang đến những thay đổi tích cực. Năm 11 tuổi, cô bé Ma-la-la Diu-sa-phơ-dai đã lên tiếng chống lại chế độ Ta-li-ban và bày tỏ quan điểm về việc xúc tiến giáo dục cho nữ giới tại Pa-ki-xtan. Tiếng nói của Ma-la-la đã
tạo ra nhiều thay đổi tích cực tại quê hương Cô. Ma-la-la là người trẻ tuổi nhất từng nhận được giải Nô-ben hoà bình, vào năm 2014.
Bạn thấy đấy, đâu phải cứ là tiếng nói của trẻ em thì sẽ ngây thơ, nông nổi và không có giá trị?
Thứ hai, người lớn cũng có khi mắc sai lầm, và họ cũng cần lắng nghe trẻ em để khắc phục lỗi sai của mình. Grét-ta Thân-bớt đã trở thành nhà hoạt động môi trường với những chiến dịch được quốc tế công nhận khi cố 15 tuổi. Trong bài diễn thuyết tại Hội nghị thượng đỉnh hành động vì môi trường của Liên hiệp quốc tại Niu Óoc, Grét – ta đã mạnh mẽ phê phán lãnh đạo các nước trên thế giới vì đã không có những hành động thiết thực và quyết liệt hơn để giảm thiểu khí thải: " Mọi người đang phải chịu đựng, đang chết dần. Toàn bộ hệ sinh thái đang sụp đổ.Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của sự tuyệt chủng hàng loạt. Nhưng tất cả những gì các vị nói là về tiền và những câu chuyện cổ tích về phát triển kinh tế. Sao các ngài lại dám làm như vậy?". Môi trường đang ngày càng ô nhiễm, sự sống của toàn cầu đang bị đe doạ, liệu những người lớn có giật mình thức tỉnh vì thông điệp của cô bé Grét – ta Thân – bớt?
Nhiều người cho rằng nếu trẻ em đối thoại bình đẳng với người lớn thì sẽ là vô lễ. Điều đó không đúng. Những đối thoại bình đẳng, cởi mở dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, trái lại, là một cơ hội tốt để người lớn và trẻ em thấu hiểu nhau hơn, để cả hai bên lắng nghe, tìm thấy tiếng nói chung và hoàn thiện bản thân.
a. Mỗi ý kiến trên là một văn bản riêng biệt. Em hãy cho biết trong hai văn bản trên, các tác giả bàn về vấn đề gì?
b. Tác giả của hai văn bản đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng nào để bảo vệ cho quan điềm của mình?
c. Dựa vào những ý kiến trao đổi ở trên, em hiểu thế nào là “đối thoại bình đẳng”?
d. Mỗi ý kiến đưa ra đều có điểm hợp lí và điểm chưa hợp lí. Chỉ ra những điểm hợp lí và chưa hợp lí ấy dựa vào bảng sau:
Ý kiến
Điểm hợp lí
Điểm chưa hợp lí
Ý kiến 1: Trẻ em và người lớn không nên đối thoại bình đẳng với nhau.
Ý kiến 2: Trẻ em và người lớn cần đối thoại bình đẳng với nhau.
văn bản Gửi em và con thể hiện những đặc điểm nào của thể loại thơ?
Hãy kẻ bảng sau vào vở và ghi vào cột bên phải theo gợi ý:
Đặc điểm
Thể hiện trong văn bản Gửi em và con
Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt
Số dòng, số khổ, vần, nhịp của bài thơ?
Thơ là tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
Bài thơ diễn tả tình cảm, cảm xúc gì của nhà thơ?
Ngôn ngữ thơ thường hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh.
Ngôn ngữ bài thơ thế nào (tính hàm súc, tính nhạc điệu, hình ảnh)?
Việc miêu tả một vài đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, hiện tượng,...
cùng với việc kể lại ngắn gọn sự việc,
câu chuyện,... làm cho bài thơ thêm
gợi tả, hấp dẫn và góp phần làm cho
việc thể hiện tình cảm, cảm xúc trong
thơ thêm sâu sắc, độc đáo.
Gợi ý: Chỉ ra những yếu tố miêu tả và tự sự trong bài thơ và nhận xét tác dụng của chúng?
Đọc biên bản sau và xác định biên bản này đạt hoặc chưa đạt các yêu cầu đối với biên bản (dựa vào bảng kiểm bên dưới):
BIÊN BẢN
Về việc lấy ý kiến tổ chức hoạt động “Xuân yêu thương” nhằm gây quỹ
trao học bổng cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong trường
1. Thời gian, địa điểm và thành phần tham dự
- Cuộc họp bắt đầu lúc 10 giờ 15 ngày 28 tháng 12 năm 2020, tại phòng B302 (phòng học của lớp 6A7).
- Thành phần tham dự:
+ Cô Nguyễn Quỳnh An - Giáo viên chủ nhiệm;
+ Học sinh tham dự: 34/35 bạn, vắng 01 bạn (có phép, bạn Hà Kiều Loan bị sốt);
+ Chủ toạ: bạn Trần Khánh Linh - Lớp trưởng;
+ Thư kí: bạn Nguyễn Văn Kiệt.
2. Nội dung
- Bạn Trần Khánh Linh, đại điện ban cán sự lớp phổ biến phong trào “Xuân yêu thương”. Nội dung gồm có:
+ Mỗi lớp phải tham gia hội chợ “Xuân yêu thương”;
+ Bốc thăm chọn gian hàng.
+ Trang trí gian hàng và bày bán sản phẩm: đồ ăn, nước uống, quà lưu niệm...
- Các bạn thảo luận ý kiến về chọn lựa hình thức tham gia hội chợ “Xuân yêu thương”.
+ Bạn Vũ Hoàng Lân (lớp phó) nêu ý kiến: lớp mình nên bán quầy hàng lưu niệm như: móc khoá, sổ tay ghi chép, quyển lịch nhỏ năm mới, thiệp chúc mừng năm mới và bao lì xì. Như vậy, mình thấy đơn giản, không mất thời gian chuẩn bị mà các bạn trong lớp tham gia đầy đủ.
+ Bạn Trịnh Thuỳ Linh nêu ý kiến: mình đề xuất bán bánh tráng trộn, bò bía, xoài lắc và trà đào, trà sữa. Vì các bạn tham gia hội chợ sẽ có nhu cầu ăn. Đặc biệt là các bạn tham gia trò chơi xong sẽ khát nước.
+ Cô Nguyễn Quỳnh An (giáo viên chủ nhiệm) phát biểu ý kiến: lớp mình có hai ý kiến trái chiều. Cô nghĩ bạn Trần Khánh Linh nên tổ chức biểu quyết. Ý kiến bạn nào được số đông đồng ý thì chúng ta chọn phương án bạn đưa ra.
- Kết quả biểu quyết:
+ Đồng ý với phương án bạn Vũ Hoàng Lân: 09/34 phiếu.
+ Đồng ý với phương án bạn Trịnh Thuỳ Linh: 25/34 phiếu.
3. Kết luận
Lớp 6A7 tham gia hội chợ “Xuân yêu thương” với phương án là bán bánh tráng trộn, bò bía, xoài lắc và trà đào, trà sữa. Mỗi bạn lớp mình tham gia bán nước uống thì đăng kí với bạn Lân, tham gia bán đồ ăn thì đăng kí với bạn Linh trong tuần này. Tuần sau Ban cán sự lớp và bạn Linh sẽ viết kế hoạch và phân công cụ thể.
THƯ KÍ
(đã kí)
Nguyễn Văn Kiệt
CHỦ TOẠ
(đã ký)
Trần Khánh Linh
Bảng kiểm biên bản
Yêu cầu đối với biên bản
Câu trả lời
Đạt
Chưa đạt
Biên bản đủ ba phần: phần đầu, phần chính, phần cuối
Phần đầu trình bày rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
Phần chính ghi lần lượt các ý kiến phát biểu của từng người theo đúng trình tự diễn ra.
Phần cuối ghi rõ thời gian kết thúc cuộc họp, họ tên, chữ kí của thư kí và chủ toạ.
Ngôn ngữ của biên bản chính xác, ngắn gọn, không làm cho người đọc hiểu nhầm ý người nói.
Đọc đoạn văn sau:
Học lớp ba, lớp bốn tôi “luyện” gần hết các bộ truyện Tàu của Tín Đức Thư Xã trong rương sách của ông thợ hớt tóc trong làng. Thấy tôi còn bé mà ham đọc, ông tỏ ra “rộng rãi”. Nhưng ông không cho tôi mượn sách đem về, sợ mất. Ngoài lúc đến trường và hai bữa cơm nhà, thời gian còn lại tôi ngôi lì ở nhà ông, hôm nào cũng chúi mũi vào những trang sách đến tối mịt. Truyện Tàu của Tín Đức Thư Xã chữ nhỏ li ti, nét rất mảnh, giấy lại vàng khè, thế mà trong một mùa hè tôi đã “ngốn” sạch Phong thần diễn nghĩa, Phi Long diễn nghĩa, Tiết Nhơn Quý chinh Đông, Tiết Đinh San chinh Tây, Chung Vô Diệm, Tây Du, Vạn Huê Lầu...
(Nguyễn Nhật Ánh, Sương khói quê nhà, NXB Trẻ, 2012)
Tìm các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép. Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả bằng cách điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở):
Nghĩa của từ trong ngoặc kép
Từ ngữ trong ngoặc kép
Nghĩa thông thường
Nghĩa theo dụng ý của tác giả
Đọc phần văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay nurợn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.
Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.
Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với lũ trẻ, chứ không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.
(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa, in trong Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 3,
NXB Giáo dục, 2001)
a. Phần văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn?
b. Em dựa vào những dấu hiệu nào để nhận biết đoạn văn?
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:
a. Truyện có những nhân vật nào?
b. Nhân vật nào là nhân vật chính?
e. Tìm trong đoạn sau những chi tiết miêu tả ý nghĩ, cảm nhận của nhân vật “tôi”:
Trong một phút, không khí chung quanh tôi như đông cứng lại, mọi âm thanh xôn xao vọng vào từ ngoài sân đột ngột tắt ngấm trong tai tôi.
Tất cả những gì tôi nghe thấy trong lúc đó là tiếng trái tim tôi đang nện thình thịch trong lồng ngực, không, không phải lồng ngực, nó đang đập binh binh ở chỗ nào khác, thấp hơn, có thể trái tim tôi vừa rơi xuống một chỗ nào đó gần dạ dày.
Tay chân tôi tê liệt có đến một lúc. Đến khi cử động được, điều duy nhất tôi có thể làm là vùng chạy ra khỏi nhà con Xi. Chạy tuốt ra đường. Xa thật xa.
Tôi cảm thấy xấu hổ, cứ như thể tôi vừa bị bắt quả tang thò tay vào ngăn kéo, mặc dù tôi biết ba con Xin không trách cứ gì tôi. Thậm chí ông cố tình đổi ngăn kéo đựng táo xuống phía dưới và ghi rõ chữ “TÁO” bên ngoài để tôi có thể dễ dàng lấy trộm.
d. Những chi tiết đó góp phần thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?
đ. Hành động viết chữ “TÁO” lên ô thuốc và để xuống vị trí thấp hơn chỗ cũ thể hiện phẩm chất gì của ông Xung?
e. văn bản viết về đề tài gì?
g. Nêu chủ đề của truyện.
Đọc lại đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở bên dưới:
Cây đu đủ cao vượt cái “tường hoa”. Những tàu lá già, vàng, chúng tôi tha hồ cắt cuống mà thôi tu tu. Từng chùm quả. Quả nào cũng chỉ bằng cái chén rồi không nhớn nữa! Đói quá. Anh Thả và tôi cứ hái dần, băm ra hết nhựa, gọt vỏ, cắt từng miếng, cho vào sanh luộc. Mỗi người ăn hai quả là no căng bụng. Hết nạc, vạc đến xương! Quả hết. Anh Thả chặt ngọn cây, nạo vỏ thân cây, tiện dần từng khúc. Anh lấy dao bài thái nhỏ như sợi nem, vo lẫn với gạo, nấu thành “cơm trộn thân cây đu đủ”.
Em hãy xem xét câu “Hết nạc, vạc đến xương!” trong quan hệ về nghĩa với các câu khác trong đoạn văn trên và cho biết:
a. Các từ “nạc”, “xương” được dùng để chỉ các bộ phận nào trên cây đu đủ?
b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn trên và tác dụng của biện pháp đó.