Danh sách câu hỏi
Có 5,233 câu hỏi trên 105 trang
- Xem lại khái niệm truyện khoa học viễn tưởng trong phân Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc truyện khoa học viễn tưởng, các em cần chú ý:
+Tác giả viết về ai, về sự kiện (đề tài) gì?
+ Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời?
+ Những yếu tố nào cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu của khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyền truyền thuyết, cổ tích?
- Đọc trước đoạn trích Bạch thuộc và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Giuy Véc-nơ, một trong những người được coi là “cha đẻ” của thể loại truyện khoa học viễn tưởng.
- Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Véc-nơ ra đời năm 1870. Khi đó, tàu ngầm mới đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai, bạch tuộc cũng chỉ mới được một số người đi biển bắt gặp. Nội dung sau đây tóm tắt bối cảnh của đoạn trích:
Giáo sư A-rôn-nác cùng anh bạn giúp việc vui tính Công-xây (Conseil) là những người say mê khám phá sinh vật biển. Họ đã quyết định khám phá bí mật của quái vật biển. Được sự giúp đỡ của anh chàng thợ săn cá voi siêu hạng Nét Len (Ned Land), họ đã sẵn sàng cho một cuộc đi săn mà không biết có bao điều nguy hiểm đang chờ đợi mình ở phía trước. Rồi bất ngờ, ba người bị bắt làm tù binh trên chiếc tàu của thuyền trưởng Nê-mô. Bất đắc dĩ, họ phải tham gia chuyển hành trình trên biển dài ngày. Một thế giới kì thủ của đại dương đã hiện ra cùng cuộc phiêu lưu của đoàn thám hiểm và thuyền trưởng Nê-mô: tham gia chuyến đi săn dưới đáy biển, thoát khỏi cá mập nguy hiểm, chạy trốn những người thổ dân, khai thác kim cương dưới đáy biển, khám phá nhiều vùng đất mới và cuối cùng là mắc kẹt trong núi băng ở Bắc Cực,... Chiến đấu với những con bạch tuộc khổng lồ là một trong những cuộc phiêu lưu đó.
Trong các bài thơ “Mẹ” (Đỗ TrungLai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa”(Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?
a) Chuẩn bị (Về bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh)
-Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ Tiếng gà trưa.
-Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong bài thơ, em thích hoặc ấn tượng với điều gì nhất?
→Trong bài thơ em ấn tượng nhất với cách triển khai ở khổ thơ cuối cùng.
+ Điều đó đã được thể hiện ở những yếu tố nào?
→ Điều đó được thể hiện ở nội dung: tình yêu của người cháu được thể hiện thu hẹp dần, bao quát là tình yêu Tổ Quốc, tiếp đến là yêu xóm làng thân thuộc rồi đến yêu bà, yêu những gì gắn bó với bà (con gà, ổ trứng); được thể hiện ở hình thức điệp cấu trúc: vì+…
+ Vì sao em thích hoặc ấn tượng với điều đó?
→ Em thích điều đó là bởi lặp lại cấu trúc gây ấn tượng, nội dung được nhấn mạnh và đặc biệt là thể hiện được tình cảm cảm xúc của tác giả rõ nét.
- Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:
Mở đầu
Nêu điều em thích hoặc ấn tượng nhất ở bài thơ. Ví dụ: Trong bài thơ Tiếng gà trưa, tác giả đã rất thành công khi sử dụng một số biện pháp tu từ đặc sắc.
Nội dung chính
Nêu ý kiến cụ thể của em về các biện pháp tu từ đặc sắc đã xác định ở phần mở đầu. Ví dụ: Ở khổ thơ: “Nghe xao động nắng trưa - Nghe bàn chân đỡ mỏi / Nghe gọi về tuổi thơ", nhà thơ đã dùng biện pháp "ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho thị giác (thấy) và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ động từ nghe có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và cũng làm xao động cả lòng người. Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ." (Đinh Trọng Lạc).
Kết thúc
Khẳng định lại ý kiến của bản thân. Ví dụ: Các biện pháp tu từ đã mang lại cho bài thơ một vẻ đẹp rất đặc sắc về nghệ thuật ngôn từ.
c) Nói và nghe
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo hướng dẫn kiểm tra và chỉnh sửa đã nêu ở Bài 1, mục d (trang 38).
Người nói
Người nghe
- Đối chiếu với dàn ý để xem xét nội dung ý kiến đã trình bày, cách dẫn dắt, các lí lẽ và bằng chứng.
- Rút kinh nghiệm về cách phát biểu: cách diễn đạt, ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, ...
- Xem xét lại nội dung, cách thức trả lời câu hỏi và ý kiến trao đổi với các bạn.
- Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin từ người nói bằng văn bản (ý kiến, lí lẽ, ...).
- Tập trung chú ý theo dõi người nói; thể hiện sự mạnh dạn, cầu thị và thái độ hoà nhã, lịch sự khi trao đổi với người nói.
Hãy viết một đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: “Mẹ” (Đỗ Trung Lai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiểng gà trưa” (Xuân Quỳnh).
a) Chuẩn bị (Về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai)
- Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ Mẹ.
-Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
→ Đặc sắc về nội dung: Nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực.
→ Đặc sắc về nghệ thuật: hình ảnh cau và mẹ song đôi với nhau thông qua biện pháp tu từ đối lập, so sánh và câu hỏi tu từ. Tác dụng của các biện pháp tu từ là hình tượng “mẹ” hiện lên cụ thể sinh động và rõ ràng hơn, người đọc dễ dàng nhận thấy được tình cảm, nỗi lòng của người con và các biện pháp tu từ tạo nên các giá trị đặc biệt trong cách biểu đạt, biểu cảm, lời thơ trau chuốt mượt mà hơn.
- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Em thích nhất câu, khổ, đoạn thơ nào hay cả bài thơ?
→ Em thích cả bài thơ.
+ Em thích chi tiết nội dung hay yếu tố nghệ thuật đặc sắc nào trong bài thơ? Vì sao?
→ Em thích chi tiết: cau khô/ khô gầy như mẹ bởi tác giả đã có sự so sánh rất độc đáo. Nhìn miếng cau khô tác giả liên tưởng đến người mẹ già luống tuổi hanh hao. Và hình ảnh so sánh độc đáo đó chứa sức gợi lớn trong lòng em, từ hình ảnh người mẹ của tác giả em lại nghĩ về người mẹ thân yêu của mình cũng ngày một già đi, vì thế mà em càng trân trọng mẹ và trân trọng tứ thơ này.
+ Câu, khổ, đoạn thơ hoặc chi tiết nội dung hay yếu tố nghệ thuật đó đã mang lại cho em những cảm xúc gì?
→ Hình ảnh so sánh cau khô giống mẹ gầy gợi lại rất nhiều cảm xúc và suy nghĩ trong em. Hình ảnh người mẹ già có tuổi gầy guộc, nhăn nheo cùng với miếng cau khô nhẹ nhàng mà sao chua xót, đau đớn đến thế. Hình ảnh đó cũng thôi thúc em yêu thương, trân trọng mẹ hơn.
- Lập dàn ý cho đoạn văn bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:
Mở đoạn
- Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ: dẫn ra yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc khiến em yêu thích.
Thân đoạn
- Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn.
Ví dụ: Ở khổ thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để chỉ ra sự đối lập giữa hình ảnh “mẹ” và “cau”: “Lưng mẹ còng rồi / Cau thì vẫn thẳng", “Cau - ngọn xanh rờn / Mẹ - đầu bạc trắng". Hai hình ảnh, hai màu sắc trái ngược đã nhấn mạnh và làm nổi bật tâm trạng thảng thốt cũng như nỗi đau thầm lặng, quặn thắt trong lòng tác giả khi nhận ra mẹ đã già.
Kết đoạn
- Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.
Ví dụ: Đoạn thơ thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động và tình thương mẹ sâu sắc của nhà thơ.
c) Viết: Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập. Khi viết, cần sử dụng được các từ ngữ ghi lại một cách sinh động và chính xác cảm xúc của em.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo hướng dẫn kiểm tra và chỉnh sửa đã nêu ở Bài 1, mục d (trang 36).
Viết một bài thơ bốn chữ (về một người thân trong gia đình hay một kỉ niệm của em với người thân, bạn bè hoặc một bài thơ năm chữ (về một loài vật, cây cối mà em yêu thích).
- Chuẩn bị:
+Em muốn viết về ai hay một kỉ niệm hoặc về loài vật, loài cây nào?
+ Tình cảm, cảm xúc của em với đối tượng ấy như thế nào?
- Viết bài thơ:
+Kể hoặc miêu tả hình ảnh của đối tượng, qua đó, thể hiện cảm xúc, tình cảm của em dành cho đối tượng.
+Lựa chọn từ ngữ thích hợp để thể hiện đặc điểm của đối tượng. Hãy vận dụng các biện pháp tu từ như tương phản, so sánh, điệp cấu trúc,
+Sắp xếp các từ ngữ trong dòng và trong khổ thơ theo quy định về số tiếng, vấn, nhịp của thơ bốn chữ, năm chữ.
-Kiểm tra và chỉnh sửa:
+Đọc lại bài thơ đã viết
+Bài thơ đã đảm bảo số tiếng, vần, nhịp của thơ bốn chữ, năm chữ chưa?
+Bài thơ có tập trung thể hiện đối tượng mà em chọn viết và tình cảm của em với đối tượng đó không?
+Có cần thay thể từ ngữ nào để bài thơ hay hơn không?