Câu hỏi:
11/07/2024 791Năm ống nghiệm ở Hình 7.1 là kết quả của thí nghiệm nhận biết tinh bột trong tế bào. Dựa vào màu sắc của ống nghiệm, em hãy sắp xếp các ống nghiệm theo thứ tự tăng dần của hàm lượng tinh bột trong dung dịch.
A. (C) < (E) < (B) < (D) < (A).
B. (B) < (A) < (C) < (E) < (D).
C. (A) < (D) < (B) < (E) < (C).
D. (D) < (E) < (A) < (C) < (B).
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Ống nghiệm nào có màu càng đậm thì hàm lượng tinh bột trong dung dịch càng cao → Sắp xếp các ống nghiệm theo thứ tự tăng dần của hàm lượng tinh bột trong dung dịch: (A) < (D) < (B) < (E) < (C).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thuốc thử để nhận biết sự có mặt của protein trong dung dịch là
A. NaOH.
B. HCl.
C. Sudan III.
D. CuSO4.
Câu 2:
Khi đem ống nghiệm chứa hỗn hợp Lugol và hồ tinh bột 1 % đun trên ngọn lửa đèn cồn sẽ làm dung dịch bị mất màu. Sau đó để nguội, màu xanh đen xuất hiện trở lại. Nếu lặp lại thí nghiệm từ 4 đến 5 lần thì dung dịch mất màu hoàn toàn. Để giải thích cho hiện tượng trên, hai nhóm học sinh đã đưa ra giả thuyết như sau:
- Nhóm 1: Do nhiệt độ cao, tinh bột đã bị thủy phân nên dung dịch bị mất màu hoàn toàn.
- Nhóm 2: Do nhiệt độ cao, iodine đã bị thăng hoa nên dung dịch bị mất màu hoàn toàn.
Theo em, giả thuyết của nhóm nào đưa ra là đúng? Hãy tiến hành thí nghiệm để chứng minh cho giả thuyết đó.
Câu 3:
Khi cho iodine vào các ống nghiệm sau đây, ống nào sẽ xuất hiện màu xanh tím?
A. Ống chứa dịch nghiền của củ khoai tây.
B. Ống chứa hồ tinh bột đang đun sôi.
C. Ống chứa nước thịt.
D. Ống chứa mỡ động vật.
Câu 4:
Một mẫu thực phẩm đã bị mất nhãn được cho là có chứa saccharose và protein. Thông qua một số thử nghiệm, người ta đã thu được các kết quả khác nhau. Mẫu thực phẩm nói trên tương ứng với mẫu thí nghiệm nào trong bảng dưới đây? Giải thích?
Câu 5:
Chuẩn bị sáu ống nghiệm và đánh số thứ tự từ 1 đến 6. Tiến hành thí nghiệm theo các bước như sau:
Bước 1: Lấy 1 mL dịch chiết khoai tây cho vào ống nghiệm số 1 và 2.
Bước 2: Lấy 1 mL hồ tinh bột cho vào ống nghiệm số 3 và 4.
Bước 3: Nhỏ 1 - 2 giọt thuốc thử Lugol vào ống nghiệm số 1 và 3; nhỏ 1 mL thuốc thử Benedict vào ống nghiệm số 2 và 4.
Bước 4: Đun sôi 5 mL tinh bột với 1 mL HCl trong vài phút; để nguội rồi trung hòa bằng NaOH (thử bằng giấy quỳ).
Bước 5: Lấy lần lượt 1 mL dung dịch ở Bước 4 cho vào ống nghiệm số 5 và số 6; rồi nhỏ 1 - 2 giọt thuốc thử Lugol vào ống số 5; nhỏ 1 mL thuốc thử Benedict vào ống số 6.
Em hãy dự đoán sự thay đổi màu của sáu ống nghiệm trên và giải thích.
Câu 6:
Hãy tìm hiểu và cho biết thành phần của dung dịch Fehling. Từ đó, hãy cho biết Fehling được dùng để nhận biết thành phần nào trong tế bào.
Câu 7:
Tại sao có thể dùng nước cất để nhận biết sự có mặt của lipid trong tế bào? Hãy nêu thí nghiệm chứng minh.
29 câu Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 8 (có đáp án): Tế bào nhân thực
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 9 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 7 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 8 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 13 có đáp án
về câu hỏi!