Câu hỏi:
13/07/2024 3,203Trình tự các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus là
A. bám dính – xâm nhập – lắp ráp – sinh tổng hợp – giải phóng.
B. xâm nhập – sinh tổng hợp – bám dính – lắp ráp – giải phóng.
C. bám dính – xâm nhập – sinh tổng hợp – lắp ráp – giải phóng.
D. giải phóng – bám dính – xâm nhập – sinh tổng hợp – lắp ráp.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Chu trình nhân lên của virus thường trải qua 5 giai đoạn theo trình tự: bám dính – xâm nhập – sinh tổng hợp – lắp ráp – giải phóng.
1 – Bám dính (hấp phụ): Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.
2 – Xâm nhập: Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ, virus có màng bao bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.
3 – Sinh tổng hợp: Virus sử dụng các vật chất có sẵn của tế bào chủ tiến hành tổng hợp các phân tử protein và nucleic acid nhờ enzyme của tế bào chủ hoặc enzyme do virus tổng hợp.
4 – Lắp ráp: Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc nucleocapsid.
5 – Giải phóng: Virus có thể phá hủy tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần. Virus có màng bao bọc sẽ sử dụng màng tế bào chủ có gắn các protein đặc trưng của virus làm màng bao xung quanh. Các virus mới được hình thành sẽ xâm nhiễm vào các tế bào khác và bắt đầu một chu trình mới.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Virus chỉ có thể bám dính lên bề mặt tế bào chủ khi
A. có thụ thể tương tích.
B. virus có màng bọc.
C. có protein tương thích.
D. có bộ gen tương thích.
Câu 2:
Yếu tố nào sau đây không phải là miễn dịch không đặc hiệu?
A. Da và niêm mạc.
B. Tế bào lympho.
C. Dịch tiết của cơ thể như nước mắt, dịch vị.
D. Các đại thực bào, bạch cầu trung tính.
Câu 3:
Virus khi nhân lên trong tế bào thực vật sẽ lan sang các tế bào khác bằng cách
A. tổng hợp enzyme làm thủng thành tế bào và chui sang tế bào bên cạnh.
B. phân chia nhanh làm vỡ tế bào rồi chui sang tế bào bên cạnh.
C. chui sang tế bào bên cạnh qua cầu sinh chất.
D. nảy chồi giải phóng dần và xâm nhập vào tế bào bên cạnh.
Câu 4:
Nucleocapsid là phức hợp gồm
A. lipid và vỏ capsid.
B. polysaccharide và vỏ capsid.
C. nucleic acid và vỏ capsid.
D. vỏ capsid và protein.
Câu 5:
Virus kí sinh ở thực vật không tự xâm nhập được vào tế bào vì
A. virus không bám được lên bề mặt tế bào thực vật.
B. thành tế bào thực vật tiết ra chất độc ngăn cản virus.
C. môi trường cơ thể thực vật không thích hợp cho virus.
D. thành tế bào thực vật được cấu tạo bởi cellulose vững chắc.
Câu 6:
Hình sau mô tả thí nghiệm của Fraenkel – Conrat và Singer (1957) nhằm chứng minh vai trò của vỏ capsid và lõi nucleic acid. Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm. Nếu lấy RNA của chủng A trộn với hỗn hợp chứa 1/2 protein của chủng A và 1/2 protein của chủng B thì kết quả thí nghiệm sẽ thế nào?
29 câu Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 8 (có đáp án): Tế bào nhân thực
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 7 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 13 có đáp án
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 7 (có đáp án): Tế bào nhân sơ (p1)
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 9 có đáp án
về câu hỏi!