Câu hỏi:
25/08/2022 1,175Đốt cháy 5,6 gam hợp chất hữu cơ A, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy đi qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, sau đó qua bình (2) đựng Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình (1) tăng 7,2 gam, bình (2) có 40 gam kết tủa. A có tỉ khối đối với metan bằng 3,5.
a) Xác định công thức phân tử của A.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Khối lượng bình (1) tăng là khối lượng nước.
Cho sản phẩm cháy qua bình (2):
CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3↓ + H2O
Đốt cháy A thu được CO2 và H2O nên trong A có C, có H và có thể có O.
Có mC(A) + mH(A) = 0,4.12 + 0,8.1 = 5,6. Vậy trong A không có chứa O.
Đặt công thức tổng quát của A là CxHy
Có x : y = nC : nH = 0,4 : 0,8 = 1 : 2.
Vậy A có công thức dạng (CH2)n
Lại có: MA = 14n = 3,5.16 = 56 ⇒ n = 4.
Vậy công thức phân tử của A là C4H8.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Trình bày cách tinh chế khí CO2 từ hỗn hợp khí gồm SO2, CO2, Cl2.
Cách tinh chế khí CO2 từ hỗn hợp khí gồm SO2, CO2, Cl2:
Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch NaBr dư, khí Cl2 bị giữ lại.
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Một lượng SO2 phản ứng với Br2 trong dung dịch.
Br2 + 2H2O + SO2 → 2HBr + H2SO4
Khí thoát ra: CO2, có thể còn SO2 tiếp tục dẫn qua bình đựng lượng dư dung dịch brom, khi đó toàn bộ SO2 bị giữ lại.
CO2 thoát ra có lẫn hơi nước, cho qua bình đựng H2SO4 đặc thu được CO2 tinh khiết.
Câu 4:
Hỗn hợp X gồm Cu và FeO tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 1M. Mặt khác nếu hòa tan X bằng H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối của kim loại và 3,36 lít khí SO2 (đktc). Dung dịch Y có thể hòa tan được tối đa m gam Cu.
a) Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
Câu 5:
Một lượng axit hữu cơ có công thức CnH2n -1COOH tác dụng vừa đủ với 100ml NaOH 2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 18,8 gam muối. Mặt khác nếu trộn lượng axit nói trên với dung dịch có chứa 0,25 mol C2H5OH, một ít H2SO4 đặc, đun nóng thu được 18 gam este. Tính hiệu suất phản ứng este hóa.
Câu 6:
Hòa tan hỗn hợp chất rắn A gồm K2O, KHCO3, BaCl2 có số mol bằng nhau vào bình chứa nước dư thu được dung dịch B, kết tủa C. Nhỏ tiếp dung dịch FeCl2 vào bình phản ứng thu được kết tủa D. Lọc tách kết tủa D, nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn E. Khử hoàn toàn chất rắn E bằng khí CO dư, nung nóng được chất rắn F. Xác định thành phần của B, C, D, E, F. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Câu 7:
Chỉ dùng dung dịch Ba(OH)2 hãy nêu cách nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: Ba(HCO3)2, Na2SO3, HCl, H2SO4.
về câu hỏi!