Câu hỏi:

01/09/2022 3,182 Lưu

Em nên làm gì khi tham gia vào mạng xã hội để giảm thiểu được những tác dụng không tốt của mạng xã hội với bản thân?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Gợi ý: Một số tác dụng không tốt của mạng xã hội đối với người sử dụng:

- Có nguy cơ bị lấy cắp dữ liệu.

- Làm giảm kỹ năng giao tiếp mặt đối mặt.

- Nghiện mạng xã hội.

- Bị bắt nạt hoặc đe dọa trực tuyến.

- Lãng phí thời gian.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

- Bị tác động tiêu cực bởi các thông tin không chính xác.

 Để giảm thiểu được những tác dụng không tốt em nên xây dựng cho mình một bản quy tắc sử dụng mạng xã hội dựa trên việc hạn chế sử dụng thời gian sử dụng, giữ gìn thông tin cá nhân chọn lọc các mạng xã hội, diễn đàn phù hợp với lứa tuổi và mục đích tham gia của mình.

Trả lời:

Để giảm thiểu những tác dụng không tốt của mạng xã hội với bản thân khi tham gia mạng xã hội, em nên:

- Thời gian sử dụng internet phải hợp lí.

- Khi em bị đe dọa trên internet, em phải báo với người lớn.

- Không nên xem những thông tin tiêu cực.

- Không chia sẻ những thông tin cá nhân lên mạng xã hội.

- Tham gia các diễn dàn phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với mục đích tham gia của mình.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Gợi ý: Internet là kho thông tin khổng lồ là nơi mọi người chia sẻ thông tin mỗi người lại có mục đích khác nhau khi sử dụng thông tin đó. Cũng giống như trong thế giới thực, tất cả các hoạt động thông tin trên mạng đều cần tuân theo quy định của pháp luật. Sử dụng thông tin vào mục đích sai trái sẽ gây ra hậu quả cho chính bản thân người sử dụng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Có rất nhiều ví dụ về việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái như: chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân của người khác mà chưa được sự cho phép nhằm mục đích bôi nhọ; bịa đặt thông tin giật gân sai sự thật để thu hút sự chú ý của mọi người; Chia sẻ thông tin sai sự thật về chống phá nhà nước… Tất cả các hành động này đều bị nghiêm cấm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Em có thể truy cập vào internet, tìm hiểu nội dung của luật an ninh mạng Việt Nam và tìm thêm các bài báo nói về các trường hợp cụ thể đã bị pháp luật xử lý và sử dụng thông tin vào mục đích sai trái.

Trả lời:

Những ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái:

- Những thông tin giả tràn lan trên mạng xã hội vào lúc dịch bệnh gây hoang mang dư luận, vu khống, xuyên tạc uy tín của một người, một cơ quan, một tổ chức nào đó.

- Những thông tin xấu, đoạn video cắt ghép của một người có thể xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, thậm chí ảnh hưởng đến tâm lí và tính mạng của họ.

- Những thông tin lừa đảo có thể gây thiệt hại cho nạn nhân.

Lời giải

Gợi ý:

- Không gian mạng tuy là xã hội ảo nhưng cũng hoạt động tuân theo quy định của pháp luật. Nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã xây dựng các bộ luật áp dụng cho người sử dụng mạng. Ví dụ luật an ninh mạng Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 quy định: Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung địa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế -xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân khác phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

 - Ngày 15/4/2020, nghị định số 15/2020 NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu điện chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực; Nghị định gồm 124 điều 09 chương. Nội dung đáng chú ý trong nghị định số 15/2020/NĐ-CP là quy định rõ mức xử phạt vi phạm hành chính với các hành vi thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội. Cụ thể điều 101 của Nghị định quy định phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xuyên tạc vu khống xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá nhân; Cung cấp chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

"Đưa thông tin sai sự thật lên mạng, sử dụng thông tin vào mục đích sai trái là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị phạt theo quy định của pháp luật"

Câu 4

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP