Câu hỏi:
12/07/2024 723Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử carbon dioxide, ammonia.
- CO2: ………………………………………………..
- NH3: ………………………………………………..
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- CO2: Nguyên tử C có 4 electron lớp ngoài cùng, mỗi nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng. Trong phân tử CO2, nguyên tử C nằm giữa 2 nguyên tử O, góp 4 electron lớp ngoài cùng của nó với 2 nguyên tử O. Mỗi nguyên tử O, góp 2 electron ở lớp ngoài cùng của nó cho nguyên tử C. Như vậy, có 4 cặp electron dùng chung giữa nguyên tử C với 2 nguyên tử O. Nguyên tử C và các nguyên tử O đều có 8 electron lớp ngoài cùng giống khí hiếm Ne.
- NH3: Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng, nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Trong phân tử NH3, nguyên tử N nằm ở khoảng giữa các nguyên tử H, góp 3 electron lớp ngoài cùng của nó cho 3 nguyên tử H. Mỗi nguyên tử H góp 1 electron ở lớp ngoài cùng của nó với nguyên tử N. Như vậy, có 3 cặp electron dùng chung giữa nguyên tử N với 3 nguyên tử H. Nguyên tử N có 8 electron lớp ngoài cùng giống khí hiếm Ne; nguyên tử H có 2 electron lớp ngoài cùng giống khí hiếm He.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sự dùng chung electron liên kết trong phân tử oxygen, hydrogen và phân tử nước có giống nhau không? Hãy giải thích.
Câu 2:
Em dự đoán xem ion Na+ và nguyên tử Na có khác nhau về khối lượng không? Giải thích.
Câu 3:
Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí chlorine, khí nitrogen.
- Cl2: ……………………………………………..
- N2: ……………………………………………..
Câu 4:
Quan sát hình 6.3 SGK KHTN 7 (sơ đồ mô tả sự tạo thành liên kết ion trong phân từ magnesium oxide), cho biết nguyên tử Mg đã nhường hay nhận bao nhiêu electron.
Câu 5:
Quan sát Hình 6.1 SGK KHTN7, so sánh số electron lớp ngoài cùng của He, Ne và Ar.
Câu 6:
Quan sát Hình 6.2 SGK KHTN7 và so sánh số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử Na, Cl với ion Na+, Cl-.
về câu hỏi!