Câu hỏi:
21/09/2022 1,065Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Q cho rằng không cần thiết phải lập kế hoạch tài chính cá nhân và học sinh lớp 10 vẫn còn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ. Nếu muốn mua gì chỉ cần xin bố mẹ là được.
b. R chia sẻ rằng bạn thường lập kế hoạch chi tiêu mỗi tháng để dành dụm tiền mua chiếc máy tính xách tay mới.
c. V rất thích mượn thẻ tín dụng của mẹ để đặt hàng trực tuyến. Mọi thông tin giao dịch đều được lưu lại trên hệ thống. Đó là cách quản lý tài chính cá nhân của V.
d. Với số tiền nhận được mỗi tháng, M đều gửi lại mẹ một nửa. Phần còn lại, M chia làm 3 khoản nhỏ, một khoản dành dụm cá nhân, một khoản dùng cho chi tiêu và một khoản dùng cho việc học tập.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Đồng tình với ý kiến: b, d
- Không đồng tình với ý kiến: a, c. Vì:
+ Ý kiến a. Q không lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ không kiểm soát được số tiền chi tiêu của mình so với mức lương mà bố mẹ kiếm ra được.
+ Ý kiến d. V làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến kinh tế tài chính của gia đình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
H là học sinh lớp 10, Cuối năm học, H nhận danh hiệu học sinh xuất sắc của trường, cùng khoản tiền thường là 200 000 đồng. H muốn lập một kế hoạch tài chính đến khi học xong lớp 12. Với số tiền dành dụm được, H dự định sẽ mua một chiếc điện thoại thông minh, một đôi giày mới và thi lấy bằng lái xe máy, Em hãy giúp lựa chọn loại kế hoạch và lập kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp với mục tiêu. Biết rằng:
- Mỗi tháng, H được bố mẹ cho Số tiền là 300 000 đồng.
- Số tiền tiết kiệm hiện có của Hlà 5 000 000 đồng.
- Ngoài ra, H còn có một công việc bán thời gian ở cửa hàng thức ăn nhanh, với số tiền lương mỗi tháng là 1 500 00 đồng.
Câu 2:
Tầm quan trọng của việc kiểm soát tài chính cá nhân là gì?
□ a. Giúp cá nhân đầu cơ tích trữ.
□ b. Giúp cá nhân sử dụng tiền hiệu quả.
□ c. Giúp cá nhân hưởng thụ cuộc sống.
□ d. Giúp cá nhân gây quỹ từ thiện.
Câu 3:
Hãy tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy theo gợi ý:
- Định nghĩa kế hoạch tài chính cá nhân;
- Vai trò của kế hoạch tài chính cá nhân;
- Phân loại kế hoạch tài chính cá nhân;
- Các bước lập một kế hoạch tài chính cá nhân;
- Một số cách kiểm soát kế hoạch tài chính cá nhân;
- Một số lưu ý khi lập kế hoạch tài chính cá nhân.
Câu 4:
Vì sao phải lập kế hoạch tài chính cá nhân?
□ a. Để sử dụng tiền một cách hưởng thụ và phóng khoáng.
□ b. Để đầu cơ tích trữ, chờ đến khi tiến lên giá thì tuồn ra ngoài thị trường.
□ c. Để đầu tư sinh lời và sử dụng nguồn tiền cá nhân một cách hiệu quả
□ d. Để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Câu 5:
H cùng mẹ đi siêu thị mua thực phẩm cho cả nhà sử dụng trong 3 ngày. Đến gian trái cây, H chọn mỗi loại trái cây hơn 1 kg. Đi một vòng siêu thị, trên xe đẩy có hơn 15 loại trái cây khác nhau. Khi được mẹ hỏi vì sao lựa nhiều như vậy, H trả lời: “Con mua để dành, trái cây mùa này ngon lắm mẹ ơi!".
Nếu là mẹ H, em sẽ ứng xử như thế nào?
Câu 6:
C đến trung tâm thương mại để mua sắm. Đến gian hàng mỹ phẩm ưa thích, C được mời chào với các ưu đãi hấp dẫn. Đồng thời, một chị nhân viên khác của gian hàng đối diện cũng mời chào và giới thiệu dòng mỹ phẩm cao cấp đang giảm giá đến 80%, C rất phân vân, một bên là hãng mĩ phẩm mình hay sử dụng, một bên là mĩ phẩm cao cấp đang giảm giá.
Nếu là C, bạn sẽ ứng xử như thế nào?
Câu 7:
Kế hoạch tài chính cá nhân là...
□ a. dòng tiền.
□ b. danh sách các hoạt động chi tiêu hằng ngày.
□ c. mục tiêu tài chính cá nhân mà mỗi người cần xác định để tiết kiệm và đầu tư.
□ d. tập hợp các hoạt động thu - chi tiền bạc, tiết kiệm, đầu tư, dự phòng được sắp xếp theo trình tự để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân.
về câu hỏi!