Câu hỏi:
22/09/2022 837Xử lí thông tin
Thông tin 1. Thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi do các cấp Hội Nông dân phát động, trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có nhiều mô hình chuyển đổi đa dạng, nhất là mô hình theo hướng trồng cây ăn quả trên đất dốc. Huyện Vân Hồ cũng là một địa phương có nhiều mô hình như thể. Trong số đó phải kể đến hộ gia đình anh Tráng A Cao ở bản Hua Tạt, xã Văn Hồ với mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc đã cho thu nhập bình quân mỗi năm gần 400 triệu đồng.
Sau một thời gian tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về mô hình trồng cây ăn quả đến năm 2013 gia đình anh Cao quyết định chuyển đổi cây trồng. Ban đầu khó khăn về vốn, gia đình anh đã vay tiền ngân hàng chính sách xã hội và người thân khoảng 200 triệu đồng để mua giống, phân bón, cải tạo đất. Từ nhận thức đúng về tính hiệu quả của cây ngô, cây lúa, gia đình anh đã quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích sang trồng các loại cây ăn quả, với định hướng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo hưởng hữu cơ, thân thiện với môi trường trên toàn bộ diện tích canh tác. Sau 5 năm chuyển đổi cây trồng, gia đình anh đã có thu nhập khá từ vườn cây ăn quả. Đến năm 2018, anh Cao tham gia thành lập hợp tác xã nông nghiệp A Cao gồm 7 thành viên và do chính anh làm Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp này.
Do cần cù, chăm chỉ và mạnh dạn trong chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn quả, gia đình anh Cao có thu nhập ổn định, xây dựng nhà và mua sắm được nhiều tài sản có giá trị. Anh chính là một tấm gương hội viên nông dân vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng, một trưởng bản đầy trách nhiệm và là một người Bí thư Chỉ bộ bản gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình, là tấm biểu đảng được ghi nhận và nhân rộng. gurong tiêu.
Thông tin 2. Cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò của doanh nghiệp ngày càng được xác định rõ ràng đầy đủ hơn. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục thống nhất và nâng cao một bước nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó xác định: “... kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”.
Tuy vẫn có đánh giá riêng về vai trò, vị trí và định hướng phát triển của từng loại hình doanh nghiệp, nhưng nhìn chung, xuyên suốt văn kiện là tinh thần coi doanh nghiệp Việt Nam là một tổng thể gắn bó, liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh bình đẳng, tạo nên năng lực cạnh tranh của đất nước trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Sự phát triển về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam góp phần quyết định vào việc thực hiện mục tiêu đưa nước ta đến năm 2025 trở thành nước đang phát triển, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp và thực hiện các mục tiêu tiếp theo đến năm 2030 và năm 2045. Văn kiện để ra mục tiêu phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước, phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động; tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%, đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60% - 65%.
a) Em hãy cho biết các mô hình sản xuất kinh doanh nào được nhắc đến ở mỗi thông tin trên.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Mô hình kinh doanh hợp tác xã và mô hình kinh tế doanh nghiệp.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của sản xuất kinh doanh?
Câu 2:
Mô hình kinh tế nào dưới đây là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, được thành lập trên tinh thần tự nguyện vì lợi ích chung của các thành viên?
Câu 3:
b) Em hãy làm rõ những ưu điểm và hạn chế của mô hình sản xuất kinh doanh trên.
Câu 4:
Em hãy liệt kê các mô hình sản xuất kinh doanh và cho biết đặc điểm của mỗi mô hình.
Tên mô hình sản xuất kinh doanh |
Đặc điểm |
1. |
|
2. |
|
3. |
|
Câu 5:
b) Em hãy cho biết những ưu điểm và hạn chế của mô hình kinh tế hợp tác xã.
Câu 6:
Em hãy lấy ví dụ cụ thể về các loại hình doanh nghiệp ở nước ta hiện nay và chia sẻ những điều em biết về việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Loại hình doanh nghiệp |
Tên doanh nghiệp |
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh |
Hình thức sở hữu |
1. Doanh nghiệp nhà nước |
|
|
|
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên |
|
|
|
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên |
|
|
|
4. Công ty cổ phẩn |
|
|
|
5. Doanh nghiệp tư nhân |
|
|
|
6. Công ty hợp danh |
|
|
|
Câu 7:
Mô hình kinh tế hợp tác xã là mô hình kinh tế thể hiện tính chất nào dưới đây.
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Kinh tế và Pháp luật 10 có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 1 KTPL 10 năm 2023 có đáp án (Đề 1)
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
về câu hỏi!