Câu hỏi:
23/09/2022 1,795Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của hai nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn (có giải thích ngắn gọn cách xác định).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Gọi số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố A là Z.
Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn nên số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố B là Z + 1.
Theo bài: Z + (Z + 1) = 25 ⇒ Z = 12
⇒ Nguyên tử A có 12 electron, nguyên tử B có 13 electron.
+ Cấu hình electron của A là 1s22s22p63s2.
Nguyên tố A thuộc ô số 12 (do Z = 12), chu kì 3 (do có 3 lớp electron), nhóm IIA (do 2 electron hóa trị, nguyên tố s).
+ Cấu hình electron của B là 1s22s22p63s23p1.
Nguyên tố B thuộc ô số 13 (do Z =13), chu kì 3 (do có 3 lớp electron), nhóm IIIA (do 3 electron hóa trị, nguyên tố p).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong tự nhiên, lithium có 2 đồng vị là 7Li và 6Li. Nguyên tử khối trung bình của Li là 6,93. Phần trăm số nguyên tử của đồng vị 7Li là
Câu 4:
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố phosphorus (Z = 15) có số electron độc thân là
Câu 5:
Một loại nguyên tử hydrogen có cấu tạo đơn giản nhất, chỉ tạo nên từ 1 electron và 1 proton (không chứa neutron). Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tử hydrogen này?
Câu 6:
Nguyên tử nitrogen có 7 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử này là
Câu 7:
Cấu hình electron của nguyên tử oxygen là 1s22s22p4. Vị trí của oxygen trong bảng tuần hoàn là
về câu hỏi!