Câu hỏi:
12/07/2024 2,178Trong thí nghiệm gây hiện tượng tan bào ở tế bào hồng cầu ếch, cách đơn giản nhất có thể nhận biết sự thay đổi số lượng tế bào máu là cách nào sau đây?
A. Quan sát và đếm số lượng tế bào bằng kính hiển vi.
B. Quan sát sự thay đổi màu của dung dịch máu.
C. So sánh kích thước tế bào hồng cầu ếch với hồng cầu người.
D. Bổ sung thêm dung dịch ưu trương vào dung dịch màu.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Trong thí nghiệm gây hiện tượng tan bào ở tế bào hồng cầu ếch, cách đơn giản nhất có thể nhận biết sự thay đổi số lượng tế bào máu là quan sát sự thay đổi màu của dung dịch máu: Việc giải phóng hemoglobin làm cho huyết thanh hoặc huyết tương xuất hiện màu đỏ nhạt đến màu đỏ anh đào.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Để gây hiện tượng co nguyên sinh, người ta cho tế bào vào trong môi trường
A. có chứa hàm lượng đường thấp hơn so với tế bào.
B. có chứa hàm lượng muối NaCl thấp hơn so với tế bào.
C. có chứa hàm lượng chất tan cao hơn so với tế bào.
D. có chứa hàm lượng nước cao hơn so với tế bào.
Câu 2:
Nguyên lí của hiện tượng co và phản co nguyên sinh là
A. chất tan đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp.
B. chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
C. nước đi từ nơi có thế nước thấp sang nơi có thế nước cao.
D. nước đi từ nơi có thế nước cao sang nơi có thế nước thấp.
Câu 3:
Để quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh, tại sao lại dùng mẫu vật là củ hành tím mà không dùng củ hành tây?
A. Tế bào củ hành tím có kích thước to hơn tế bào củ hành tây nên dễ quan sát.
B. Tế bào củ hành tím là tế bào nhân thực còn tế bào củ hành tây là tế bào nhân sơ.
C. Tế bào củ hành tím có màu tím sẽ dễ quan sát hơn tế bào củ hành tây.
D. Tế bào củ hành tím dễ tìm hơn tế bào củ hành tây.
Câu 4:
Em hãy tiến hành thí nghiệm sau:
- Gọt vỏ hai củ khoai tây có kích thước tương tự nhau rồi cắt đôi mỗi củ.
- Lấy ba miếng khoai tây đã cắt đôi, khoét bỏ phần ruột ở mỗi miếng để tạo thành cốc và đánh số thứ tự từ 1 đến 3.
- Đặt cốc 1 và 2 vào trong hai đĩa petri khác nhau, đem cốc 3 đun sôi trong nước khoảng 5 – 10 phút rồi đặt vào đĩa petri thứ ba.
- Cho nước cất vào các đĩa petri.
- Rót dung dịch đường đậm đặc vào cốc 2 và 3.
- Để yên ba cốc trong 24 giờ.
Sau 24 giờ, em hãy cho biết hiện tượng trong mỗi cốc và giải thích.
Câu 5:
Trong thí nghiệm chứng minh tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất, tại sao lại cắt miếng khoai tây 1 cm mà không cắt miếng to hơn?
A. Miếng khoai tây có kích thước to sẽ lâu sôi hơn khi đun.
B. Miếng khoai tây có kích thước to sẽ dễ thấm xanh methylene hơn nên khó quan sát.
C. Miếng khoai tây có kích thước nhỏ sẽ mau sôi hơn khi đun.
D. Miếng khoai tây có kích thước nhỏ sẽ dễ thấm hơn với xanh methylene.
Câu 6:
Một bạn học sinh làm thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì hành tím. Khi cho tế bào vào dung dịch ưu trương thì tế bào xảy ra hiện tượng co nguyên sinh. Sau đó, cho tế bào đã co nguyên sinh vào dung dịch nhược trương thì lại không quan sát được hiện tượng phản co nguyên sinh. Bạn học sinh này không hiểu tại sao lại như vậy. Theo em, nguyên nhân có thể là do đâu?
về câu hỏi!