Câu hỏi:
12/07/2024 1,703Một nhà khoa học đã làm các thí nghiệm sau đây để kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase trong nước bọt và enzyme pepsin trong dạ dày ở các điều kiện khác nhau. Em hãy xác định trong các điều kiện sau, mỗi loại enzyme sẽ được hoạt hóa hay bị bất hoạt. Giải thích.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Enzyme amylase hoạt động thủy phân tinh bột chín trong môi trường pH = 6,5; còn enzyme pepsin thủy phân protein ở môi trường pH = 2. Do đó:
- Đối với enzyme amylase:
+ Thí nghiệm hoạt hóa enzyme: 4.
+ Thí nghiệm bất hoạt enzyme: 1, 2, 3, 5, 6.
- Đối với enzyme pepsin:
+ Thí nghiệm hoạt hóa enzyme: 3.
+ Thí nghiệm bất hoạt enzyme: 1, 2, 4, 5, 6.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho một lượng hồ tinh bột như nhau vào các ống nghiệm, đánh dấu A1, A2, B1, B2, C1, C2 sau đó cho thêm vào các ống một lượng nước bọt như nhau. Ở hai ống A: không cho thêm gì; ở hai ống B: đun nóng; ở hai ống C: cho thêm HCl. Tiếp theo, cho vào các ống số 1 dung dịch iodine, cho vào các ống số 2 thuốc thử strome (NaOH 10 % + CuSO4 2 %). Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích.
Câu 2:
Tại sao sau khi nhỏ H2O2 lên miếng khoai tây đã được đun sôi thì không thấy hiện tượng sủi bọt khí?
A. Do nhiệt độ cao đã làm biến tính enzyme catalase trong tế bào củ khoai tây.
B. Do nhiệt độ cao đã làm H2O2 không thấm vào được củ khoai tây.
C. Do nhiệt độ cao đã làm enzyme catalase được vận chuyển từ củ khoai tây ra ngoài.
D. Do nhiệt độ cao đã làm cho sự tương tác giữa các enzyme trong tế bào bị phá vỡ.
Câu 3:
Biết iodine tác dụng với tinh bột cho màu xanh lam; nước thịt (protein) vốn vẩn đục, khi bị phân cắt bởi enzyme thích hợp sẽ trở nên trong hơn. Ở điều kiện 37 oC, có tám ống nghiệm sau với tỉ lệ các chất và thời gian thích hợp. Hãy xác định kết quả và giải thích.
- Ống 1: Tinh bột + nước bọt + iodine.
- Ống 2: Tinh bột + nước cất + iodine.
- Ống 3: Tinh bột + nước bọt đã đun sôi + iodine.
- Ống 4: Tinh bột + nước bọt + HCl + iodine.
- Ống 5: Tinh bột + dịch vị + iodine.
- Ống 6: Nước thịt + dịch vị.
- Ống 7: Nước thịt + dịch vị + KOH.
- Ống 8: Nước thịt + nước bọt.
Câu 4:
Người ta tiến hành thí nghiệm như sau:
- Lấy ba ống nghiệm đánh số từ 1 đến 3, cho vào mỗi ống nghiệm 2 mL dung dịch tinh bột 1 %. Đặt ống 1 vào tủ ấm 40 oC; ống 2 đặt vào trong nước đá; ống 3 nhỏ vào 1 mL dung dịch HCl 5 %. Sau 5 phút, cho vào mỗi ống 5 mL dung dịch amylase nước bọt pha loãng và để ở nhiệt độ phòng trong thời gian 5 phút.
- Tiếp tục lấy hai ống đánh số 4, 5; mỗi ống đều cho 1 mL amylase nước bọt pha loãng. Ống 4 cho thêm 1 mL NaCl 1 %, ống 5 cho thêm 1 mL CuSO4 1 %, lắc đều hai ống trong 10 phút. Sau đó bổ sung 1 mL dung dịch tinh bột 0,5 % vào mỗi ống, lắc đều rồi để yên 5 phút.
- Nhỏ một giọt dung dịch iodine 0,3 % vào mỗi ống nghiệm,
Những ống nào cho màu xanh tím? Giải thích.
Câu 5:
Để tiến hành thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của độ pH đến hoạt tính của enzyme amylase, người ta dùng các dung dịch nào sau đây?
A. NaCl và HCl.
B. NaOH và HCl.
C. CuSO4 và NaOH.
D. Cu(OH)2 và H2SO4.
Câu 6:
Khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme amylase, nếu không sử dụng mẫu vật là khoai tây, ta có thể thay thế bằng
A. các loại củ có hàm lượng lipid cao.
B. các loại thịt có hàm lượng protein cao.
C. các loại thịt có hàm lượng lipid cao.
D. các loại củ có hàm lượng tinh bột cao.
31 câu Trắc nghiệm Sinh Học 10 Bài 11 (có đáp án): Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 9 có đáp án
29 câu Trắc nghiệm Sinh Học 10 Bài 8 (có đáp án): Cấu trúc tế bào
29 câu Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 8 (có đáp án): Tế bào nhân thực
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 7 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 8 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 13 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
về câu hỏi!