Câu hỏi:
12/07/2024 443Tải lượng virus là gì? Nó có ý nghĩa gì trong việc phòng chống lây nhiễm các bệnh do virus gây ra?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Tải lượng virus là số lượng virus có trong máu hay dịch tiết của người bệnh.
- Ý nghĩa của tải lượng virus trong việc phòng chống lây nhiễm các bệnh do virus gây ra: Tải lượng cao có nghĩa là số lượng virus nhiều, đang nhân lên và khả năng lây truyền cao. Dựa vào tải lượng virus, chúng ta có thể dự đoán khả năng lây nhiễm để chủ động phòng tránh. Ở ngưỡng nhất định của tải lượng virus, nó không có khả năng lây nhiễm sang cá thể khác.
- Tải lượng virus cao, thấp trong xét nghiệm SARS-CoV-2 thường được biết thông qua giá trị CT của RT-PCR. Tuy nhiên, với việc làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại nhà, chúng tá vẫn có thể phỏng đoán phần nào tải lượng virus thông qua giai đoạn bệnh.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phương thức lây truyền nào sau đây được gọi là truyền ngang ở virus?
A. Truyền từ tế bào này sang tế bào khác trong cơ thể đa bào.
B. Truyền từ mô này sang mô khác trong cơ thể đa bào.
C. Truyền từ cơ thể này sang cơ thể khác.
D. Truyền từ mẹ sang con.
Câu 2:
Để phòng tránh lây nhiễm bệnh do virus Rota và virus viêm gan B, cần thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người.
B. Ăn uống hợp vệ sinh, không dùng chung bát, đũa, li uống nước với người khác.
C. Tránh tiếp xúc với động vật, không để động vật cắn.
D. Giữ khoảng cách với người khác.
Câu 3:
Vì sao virus chỉ lây nhiễm từ cây này sang cây khác khi cơ thể bị thương do dụng cụ lao động hay vết cắn của côn trùng?
A. Do tế bào thực vật có vách cellulose dày, virus không thể tự xâm nhập được.
B. Do tế bào thực vật không có các thụ thể phù hợp với các phân tử bề mặt của virus.
C. Do virus không bám vào được bề mặt tế bào thực vật.
D. Do virus bị ức chế bởi các chất trên vách cellulose của tế bào thực vật.
Câu 4:
Côn trùng làm vector truyền virus gây bệnh vàng lùn ở lúa dẫn đến thiệt hại kép. Thiệt hại kép là
A. lúa vừa bị bệnh ở lá vừa bị bệnh ở bông.
B. lúa vừa bị bệnh lá vừa bị bệnh ở rễ.
C. lúa bị nhiễm virus 2 lần (nhiễm do côn trùng cắn và nhiễm do côn trùng làm vector).
D. lúa vừa bị côn trùng phá hoại vừa thiệt hại do virus.
Câu 5:
Để phòng chống virus lây truyền từ mẹ sang con, trước khi mang thai, người mẹ cần thực hiện các biện pháp nào sau đây?
(1) Ăn uống đủ chất.
(2) Xét nghiệm các bệnh do virus gây ra.
(3) Chữa khỏi bệnh do virus gây ra (nếu có).
(4) Bổ sung thuốc chứa sắt (iron), calcium.
(5) Tiêm vaccine phòng các bệnh do virus gây ra.
A. (1), (2), (5).
B. (1), (2), (4).
C. (2), (3), (5).
D. (1), (3), (4).
Câu 6:
Hãy thiết kế một poster tuyên truyền phòng chống bệnh do virus gây ra.
Câu 7:
Vì sao các virus RNA có nhiều biến thể hơn so với các virus DNA?
A. Virus RNA không có khả năng tự sửa chữa như ở virus DNA, nên có tỉ lệ đột biến cao hơn.
B. Virus RNA chứa hệ gene nhỏ nên dễ xảy ra đột biến hơn virus DNA.
C. Virus RNA có khả năng biến đổi hình thái dễ dàng hơn do chúng có lớp vỏ ngoài.
D. Virus RNA có thể điều khiển hệ gene của vật chủ để làm biến đổi gai glycoprotein.
29 câu Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 8 (có đáp án): Tế bào nhân thực
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 9 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 7 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 8 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 13 có đáp án
về câu hỏi!