Câu hỏi:
15/10/2022 1,803Đọc câu chuyện
TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC CỦA DÒNG HỌ PHẠM VĂN
Ở QUẢNG TÂN, ĐẦM HÀ, QUẢNG NINH
Dòng họ Phạm Văn ở thôn Tân Hoà, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quang Ninh là một điển hình tiêu biểu trong xây dựng dòng họ học tập, gia đình học tập của địa phương.
Dòng họ Phạm Văn có gốc tại thôn Thượng Đồng, xã An Hoà, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, là một dòng họ có truyền thống hiếu học từ bao đời nay. Để tiếp nối truyền thống hiếu học quý báu của cha ông, năm 2009 Chi hội Khuyến học dòng họ Phạm Văn được thành lập với mục đích khuyến khích, chăm lo phát triển công tác học tâp của các thành viên trong gia đình, dòng họ. Ban Khuyến học của dòng họ, thường xuyên họp bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về truyền thống hiếu học của các bậc cha ông để khích lệ con cháu.
Để xây dựng quỹ cho phong trào khuyến học, khuyến tài của dòng họ Phạm Văn, mỗi năm các hộ gia đình đóng 100.000đ. Bên cạnh đó, là các nguồn quỹ vận động ủng hộ từ các thành viên trong gia đình có điều kiện kinh tế tham gia đóng góp. Chính vì sự quan tâm, khích lệ kịp thời từ dòng họ cho nên trong những năm qua con cháu trong dòng họ Phạm Văn chưa có ai thất học, bỏ học. Mỗi năm có 1-2 cháu thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học,... 100% các hộ gia đình trong dòng họ đều đạt danh hiệu Gia đình văn hoá. Đặc biệt trong năm vừa qua, dòng họ có cháu Phạm Văn Cường đỗ hai trường đại học và cháu Phạm Thị Trang đoạt Huy chương Vàng của tỉnh ở nội dung võ thuật hạng cân 52kg, là niềm vinh dự lớn lao đối với dòng họ Phạm Văn.
Nhờ việc quan tâm đến việc học tập của các con cháu trong dòng họ, trình độ dân trí của dòng họ Phạm Văn được nâng cao. Hầu hết các gia đình đều có đời sống kinh tế ổn định và tích cực tham gia các phong trào của địa phương.
Những kết quả trong phong trào khuyến học, khuyến tài ở dòng họ Phạm Văn là gương sáng điển hình về dòng họ hiếu học ở huyện Đầm Hà. Đồng thời là động lực thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài của địa phương góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.
Câu hỏi:
a) Truyền thống hiếu học của dòng họ Pham Vǎn ở Ðầm Hà, Quảng Ninh được thể hiện như thế nào qua câu chuyện trên?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Yêu cầu a) Biểu hiện của truyền thống hiếu học qua câu chuyện trên:
+ Thành lập ban Khuyến học để khuyến khích, động viên, chăm lo công tác học tập của các thành viên trong dòng họ
+ Trong nhiều năm qua, con cháu trong dòng họ Phạm Văn chưa có ai thất học, bỏ học.
+ Mỗi năm, dòng họ Phạm Văn có 1-2 người thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học,...
+ Nhiều thành viên đạt được thành tích cao trong học tập, đem về vinh dự cho gia đình, dòng họ. Ví dụ như: anh Phạm Văn Cường, chị Phạm Thị Trang,…
+ Trình độ dân trí của dòng họ Phạm Văn được nâng cao
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Có ý kiến cho rằng, truyền thống của gia đình, dòng họ ngày nay đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp, cần phải được xoá bỏ. Em suy nghĩ thế nào về ý kiến trên?
Câu 2:
Ở quê em có những nghề truyền thống nào của gia đình, dòng họ? Những truyền thống đó được biểu hiện như thế nào?
Câu 3:
Câu 4:
Từ hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, bố của Hùng đã kiên trì phấn đấu, quyết tâm trong hoạt động kinh doanh và trở thành một doanh nhân thành đạt. Mẹ của Hùng là cán bộ trong cơ quan nhà nước. Đến nay, gia đình Hùng được biết đến là gia đình giàu có. Hùng rất hãnh diện với các bạn trong lớp và cho rằng mình chẳng cần học hành nhiều cho vất vả, chỉ cần học bình thường thôi; hơn nữa, sau này cũng chẳng cần làm gì mà vẫn sống sung túc, vì đã có tiền của bố mẹ để lại.
Em đồng ý hay không đồng ý với suy nghĩ của Hùng? Giái thích vì sao.
Câu 5:
Đã bao đời nay, dòng họ của Thảo chuyên làm nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng khắp vùng. Các thế hệ kế tiếp nhau duy trì và phát huy nghề cổ truyền của cha ông để lại. Thế nhưng, mỗi khi có ai nhắc đến nghề truyền thống thì Thảo lại lảng tránh, không muốn nói về nghề dệt lụa tơ tằm của dòng họ mình. Thảo tâm sự với các bạn thân rằng, truyền thống gia đình, dòng họ phải là có nhiều người học hành đỗ đạt cao, hoặc làm chức to trong bộ máy nhà nước, hoặc kinh doanh giàu có. Còn dệt lụa tơ tằm thì không có gì đáng tự hào, nên cũng chẳng cần thiết phải giữ gìn.
Theo em, cách suy nghĩ của Thảo về truyền thống gia đình, dòng họ như vậy có đúng không? Em có thể nói gì về điều này?
Câu 6:
b) Vì sao con cháu thế hệ sau của dòng họ Phạm Văn ở Đầm Hà, Quảng Ninh có thành tích cao trong học tập?
về câu hỏi!