Câu hỏi:
12/07/2024 1,772Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả Thép Mới thể hiện trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam, trong đó có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt. Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt đó.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Cây tre chính là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh.Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất mà con người Việt Nam có được. Dù ở trong quá khứ hay hiện tại, cây tre cũng gắn bó vô cùng với con người Việt Nam. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam”, người đọc thêm yêu mến hình ảnh cây tre.
- Văn hóa: phát triển, đẹp đẽ hơn.
- Nông dân: người làm nông.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phân biệt nghĩa của các yếu tố cấu tạo Hán Việt đồng âm “thiên” trong các từ Hán Việt sau:
thiên: thiên lí, thiên lí mã, thiên niên kỉ/ thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên tử/ thiên cư, thiên đô.
Câu 2:
Phân biệt nghĩa của các yếu tố cấu tạo Hán Việt đồng âm “giác” trong các từ Hán Việt sau:
giác: tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác/ khứu giác, thị giác, thính giác, vị giác.
Câu 3:
Tìm từ Hán Việt trong câu dưới đây (trích tùy bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới). Xác định nghĩa của các từ Hán Việt đã tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó.
Tre ấy trông thanh cao, giản dị,... như người.
Câu 4:
Phân biệt nghĩa của các yếu tố cấu tạo Hán Việt đồng âm “trường” trong các từ Hán Việt sau:
trường: trường ca, trường độ, trường kì, trường thành/ chiến trường, ngư trường, phi trường, quảng trường.
Câu 5:
Phân biệt nghĩa của các yếu tố cấu tạo Hán Việt đồng âm “lệ” trong các từ Hán Việt sau:
lệ: luật lệ, điều lệ, ngoại lệ, tục lệ/ diễm lệ, hoa lệ, mĩ lệ, tráng lệ.
Câu 6:
Tìm từ Hán Việt trong câu dưới đây (trích tùy bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới). Xác định nghĩa của các từ Hán Việt đã tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó.
Tre là thẳng thắn, bất khuất.
về câu hỏi!