Câu hỏi:

12/07/2024 597

Dựa vào thông tin trong SGK, các đoạn tư liệu 19.5, 19.6, quan sát các hình 19.2, 19.3, 19.4 dưới đây và hoàn thành các nội dung.

Dựa vào thông tin trong SGK, các đoạn tư liệu 19.5, 19.6, quan sát các hình  (ảnh 1)

- Vì sao Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa?

- Vì sao nhiều người yêu nước tìm về Lam Sơn tham gia cuộc khởi nghĩa? Điều đó chứng tỏ điều gì về Lê Lợi?

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã bùng nổ như thế nào? Lê Lợi và Nguyễn Trãi giữ vai trò gì trong cuộc khởi nghĩa?

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Yêu cầu số 1: Lý do Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa:

+ Ách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Minh khiến đời sống nhân dân Việt Nam khổ cực.

+ Lê Lợi có ý chí và khát vọng đấu tranh giành lại độc lập, chủ quyền cho đất nước

Yêu cầu số 2:

+ Cảm mến lòng nhân nghĩa và tài năng, uy tín của Lê Lợi nên nhiều người yêu nước đã tìm về Lam Sơn tham gia cuộc khởi nghĩa.

+ Điều này thể hiện: Lê Lợi là người có tài và có uy tín lớn, có khả năng thu phục lòng dân.

Yêu cầu số 3:

+ Năm 1416, tại Lũng Nhai, Lê Lợi cùng 18 chiến hữu thân cận nhất làm lễ thề kết nghĩa anh em, nguyện một lòng đánh giặc cứu nước. Đến năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa chống giặc Minh

=> cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ.

+ Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những người lãnh đạo chủ chốt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi, Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô đại cáo”. Hãy đọc đoạn trích dưới đây và hoàn thành các nội dung:

“... Nhân dân bốn cõi một nhà,

Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới.

Tướng sĩ một lòng phụ tử,

Hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.

Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh,

Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều..

(Trích Bình Ngô đại cáo)

- Lựa chọn các từ khoá tương ứng với những câu thơ thể hiện nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà Nguyễn Trãi nhắc đến và điền vào chỗ trống: Ý chí quyết tâm, Tinh thần nhân đạo, Tinh thần đoàn kết, Anh hùng dân tộc, Nghệ thuật quân sự, Nghệ thuật lãnh đạo, Trung quân ái quốc, Yêu nước nồng nàn.

Nhân dân bốn cõi một nhà,

Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới.

 

Tướng sĩ một lòng phụ tử,

Hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.

 

Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh,

Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.

 

- Dựa vào những từ gợi ý ở trên, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 từ nói về nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.

- Từ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, theo em bài học nào có thể rút ra cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Xem đáp án » 13/07/2024 5,064

Câu 2:

Lựa chọn và tạo hồ sơ về một nhân vật lịch sử mà em yêu thích có đóng góp tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Lựa chọn và tạo hồ sơ về một nhân vật lịch sử mà em yêu thích có đóng góp  (ảnh 1)

Xem đáp án » 13/07/2024 3,702

Câu 3:

Hội thề Lũng Nhai thể hiện

A. sự đoàn kết anh em gắn bó.

B. quyết tâm đánh đuổi giặc Minh.

C. sự hội tụ của những người yêu nước.

D. vai trò thủ lĩnh của Lê Lợi.

Xem đáp án » 13/07/2024 1,841

Câu 4:

Để kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước, Lê Lợi đã sử dụng cách thức nào?

A. Rải truyền đơn.

B. Truyền hịch.

C. Ra thông báo.

D. Vận động nhân dân.

Xem đáp án » 12/07/2024 972

Câu 5:

Lê Lợi, Nguyễn Trãi chủ động giảng hoà với quân Minh (năm 1423) không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Tích trữ lương thảo, tranh thủ sức dân.

B. Củng cố lực lượng, sức mạnh nghĩa quân.

C. Lợi dụng hoà hoãn, quân Minh sơ hở để tiêu diệt chúng.

D. Tranh thủ thời gian, tìm phương hướng mới cho cuộc khởi nghĩa.

Xem đáp án » 12/07/2024 558

Câu 6:

Nghĩa quân Lam Sơn gặp khó khăn, bị quân Minh vây hãm tại

A. Tây Nghệ An (huyện Quỳ Hợp - Nghệ An).

B. Chí Linh (huyện Lang Chánh - Thanh Hoá).

C. Chí Linh (huyện Chí Linh - Hải Dương).

D. Nho Quan (huyện Nho Quan - Ninh Bình).

Xem đáp án » 12/07/2024 526

Bình luận


Bình luận