Câu hỏi:
12/07/2024 265Quan sát hình 20.3, 20.4 dưới đây, dựa vào thông tin trong SGK và hoàn thành các nội dung:
- Nhà Lê dựng bia Tiến sĩ có ý nghĩa gì?
- Nêu hiểu biết của em về khu di tích Lam Kinh (Thanh Hoá).
- Nối dữ liệu ở cột A; ở cột B và ở cột C lại với nhau cho phù hợp để thể hiện được nội dung và tên tác giả của các tác phẩm hoặc thành tựu:
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Ý nghĩa của việc dựng bia Tiến sĩ:
+ Vinh danh những người đỗ đạt
+ Khuyến khích tinh thần học tập trong nhân dân
+ Răn đe quan lại phải có trách nhiệm với dân, với nước để xứng đáng với bảng vàng
Yêu cầu số 2: giới thiệu di tích Lam Kinh
- Di tích Lam Kinh hiện nay nằm trên địa bàn: thị trấn Lam Sơn và xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân), xã Kiên Thọ (huyện Ngọc Lặc)… của tỉnh Thanh Hóa, với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn là 200 héc-ta.
- Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của anh hùng Lê Lợi. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập nên vương triều Hậu Lê. Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính, là:
+ Khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.
+ Điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên; đồng thời là nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh;
- Về diện mạo kiến trúc của di tích hiện nay, có thể điểm tới một số công trình tiêu biểu như: chính điện; Thái miếu; Sân rồng; Đông trù; Tả vu, Hữu vu; Tây thất; Cầu Bạch; hồ Như Ánh, Núi Dầu và lăng mộ một số vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê…
- Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh là Di tích quốc gia đặc biệt.
Yêu cầu số 3: Ghép nối
A1 – B1 – C4 |
A2 – B1 – C10 |
A3 – B2 – C6 |
A4 – B1 – C1 |
A5 – B3 – C2 |
A6 – B4 – C3 |
A7 – C9 |
A8 – B5 – C7 |
A9 – B1 – C8 |
A10 – B6 – C5 |
|
|
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong phát triển kinh tế, nhà Lê đặc biệt coi trọng và khuyến khích sản xuất ngành nào?
A. Thương nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Thủ công nghiệp.
D. Giao thông.
Câu 2:
Tôn giáo nào được đề cao dưới thời Lê sơ?
A. Phật giáo.
B. Nho giáo.
C. Đạo giáo.
D. Thiên Chúa giáo.
Câu 3:
Giống với triều đại Lý, Trần, quân đội nhà Lê sơ tiếp tục thi hành chính sách
A. chỉ phát triển bộ binh.
B.“ngụ binh ư nông”.
C. phát triển bộ đội chủ lực.
D. chỉ phát triển thuỷ binh.
Câu 4:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Thời nhà Lê sơ, sự kiện trọng đại nào không diễn ra ra năm 1428?
A. Khôi phục quốc hiệu Đại Việt.
B. Quyết định đóng đô ở Thăng Long.
C. Thực hiện cải cách hành chính.
D. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lập nhà Lê.
Câu 5:
Câu nói “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Nếu ngươi đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di” thể hiện điều gì?
A. Quyết tâm gìn giữ nền độc lập của dân tộc.
B. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê.
C. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta.
D. Khẳng định ta có đủ sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc.
Câu 6:
“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Nếu ngươi đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di” là câu nói của ai?
A. Lê Thánh Tông.
B. Lê Thái Tông.
C. Lê Nhân Tông.
D. Lê Hiến Tông.
Câu 7:
Thời Lê, sản xuất thủ công nghiệp đặc biệt phát triển ở ngành nào?
A. Sản xuất tơ lụa theo đơn đặt hàng của thương nhân nước ngoài.
B. Các ngành nghệ thủ công nghiệp mới như làm đồng hồ.
C. Các ngành khai mỏ, sản xuất theo hướng chuyên môn hoá.
D. Sản xuất gốm sứ theo đơn đặt hàng của thương nhân nước ngoài.
về câu hỏi!