Câu hỏi:
11/07/2024 1,318Kể tên một nét văn hoá của cư dân Việt cổ còn tồn tại hoặc ảnh hưởng đến ngày nay. Chọn và giới thiệu một nét văn hoá mà em ấn tượng nhất.
Gợi ý:
- Tên của nét văn hoá.
- Điểm đặc sắc của nét văn hoá.
- Biện pháp để giữ gìn và phát huy nét văn hoá của cư dân Việt cổ mà em ấn tượng.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Kể tên: Một số nét văn hóa của cư dân Việt cổ còn tồn tại/ ảnh hưởng đến ngày nay:
+ Phong tục làm bánh chưng, bánh giày dịp lễ, tết
+ Tục sử dụng trầu cau trong các dịp lễ, ngày trọng đại,…
+ Các lễ hội, trò chơi dân gian: đấu vật, đua thuyền, đánh đu,…
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc,…
+ Làm nhà sàn ở những vùng đất cao ven sông, ven biển hoặc sườn đồi để tránh thú dữ
+ Làm nông nghiệp trồng lúa nước; ăn gạo nếp, gạo tẻ,…
* Giới thiệu về: phong tục ăn trầu của người Việt
- Tương truyền tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn liền với câu chuyện cảm động về tình cảm anh em, vợ chồng. Từ đó tục ăn trầu đã trở thành một tập quán không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” giúp con người gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Miếng trầu nhân lên niềm vui khi khách đến chơi nhà được mời trầu; tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui; ngày lễ tết miếng trầu mời người lạ để làm quen, kết bạn; với người quen miếng trầu là tri ân, tri kỷ. Miếng trầu cũng làm cho người ta ấm hơn trong những ngày đông giá lạnh; làm nguôi, vơi bớt nỗi buồn khi nhà có tang, được sẻ chia cảm thông bởi họ hàng, bạn bè, làng xóm. Miếng trầu còn là biểu tượng cho sự thành kính của thế hệ sau với thế hệ trước qua mâm cỗ thờ cúng gia tiên, tế lễ thần linh….
- Một miếng trầu gồm: cau, lá trầu không, thuốc xỉa, vôi. Khi ăn, cau được nhai dập mới cho trầu vào và sau cùng là lấy thuốc xỉa quệt thêm ít vôi sẽ cho vị cay, thơm, giúp chắc răng, sạch miệng. Người ăn trầu thường lấy tay quệt ngang miệng khi ăn, lâu dần tạo thành nét môi cắn chỉ mà chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến.
- Ngày nay, tục ăn trầu và mời trầu đã không còn phổ biến như xưa nhưng trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân, lễ tế, cưới hỏi… bởi miếng trầu đã gắn liền với đời sống của người Việt, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hiện vật nào thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật luyện kim, đúc đồng của cư dân Việt cổ? A. Trồng đồng Ngọc Lũ.
B. Muôi đồng Đông Sơn.
C. Thạp đồng Đào Thịnh.
D. Cây đèn hình người.
Câu 2:
Cư dân Văn Lang, Âu Lạc không sử dụng loại trang phục nào dưới đây?
A. Nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất.
B. Nữ mặc váy, mặc yếm, đeo trang sức vào lễ hội.
C. Nam mặc áo dài, đội khăn xếp.
D. Nữ tóc ngang vai, búi tóc hoặc tết đuôi sam.
Câu 3:
Nhận định nào là đúng về nghề luyện kim của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?
A. Chưa phát triển và kĩ thuật sơ khai.
B. Chỉ tập trung đúc đồng, chưa có rèn sắt.
C. Đúc đồng suy giảm, chủ yếu là rèn sắt.
D. Đã phát triển và dần được chuyên môn hoá.
Câu 4:
Nhận xét nào không đúng về đời sống vật chất của cư dân Việt cổ?
A. Cư dân Việt cổ chủ yếu ở nhà sàn làm bằng tre, nứa, lá, gỗ.
B. Trang phục của người Việt cổ là áo dài, áo tứ thân bằng tơ lụa.
C. Khi có lễ hội, người Việt cổ đội mũ lông chim, đeo đồ trang sức.
D. Nghề luyện kim phát triển, nhiều người chỉ chuyên làm nghề đúc đồng, rèn sắt.
Câu 5:
Nhận xét nào không đúng về đời sống tinh thần của cư dân Việt cổ?
A. Thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên.
B. Xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, tổ chức các trò vui trong lễ hội.
C. Tục chôn cất người chết trong thạp đồng, mộ thuyền, mộ cây.
D. Tôn thờ nhiều tôn giáo khác nhau.
Câu 6:
Cư dân Văn Lang, Âu Lạc không phát triển hoạt động sản xuất nào dưới đây?
A. Trồng lúa nước, trồng dâu nuôi tằm.
B. Săn bắt, hái lượm.
C. Buôn bán, trồng hoa màu.
D. Luyện kim, đúc đồng.
về câu hỏi!