Câu hỏi:
06/11/2022 290Hoàn thành bảng thông tin dưới đây về những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc.
Lĩnh vực |
Những chuyến biến |
Kinh tế |
|
Xã hội |
|
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lĩnh vực |
Những chuyến biến |
Kinh tế |
- Nông nghiệp: + Trồng lúa nước vẫn là những hoạt động kinh tế chính. + Việc dùng cày và sử dụng sức kéo trâu bò đã phổ biến. + Chăn nuôi và trồng nhiều loại cây khác như cây ăn quả, cây dâu, cây bông + Người dân biết đắp đê phòng lụt - Thủ công nghiệp: + Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục được kế thừa và phát triển. + Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền… - Thương nghiệp: + Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được trao đổi, buôn bán trong các chợ làng, chợ phiên. + Nhiều tuyến đường giao thông được mở rộng. + Có quan hệ buôn bán với Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ. |
Xã hội |
- Các lực lượng trong xã hội Âu Lạc đều có sự biến đổi: + Xuất hiện bộ phận: quan lại đô hộ và địa chủ người Hán + Tầng lớp hào trưởng người Việt có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội + Nông dân công xã bị phân hóa thành hai bộ phận: nông dân tự do và nông dân lệ thuộc + Nô tì là lực lượng xã hội thấp kém nhất - Bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa người Việt với chính quyền đô hộ. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chức quan người Hán đứng đầu Giao Châu là
A. Thứ sử.
B. Thái thú.
C. Huyện lệnh.
D. Tù trưởng.
Câu 2:
Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền phong kiến phương Bắc đưa người Hán thay người Việt cai trị đến cấp nào?
A. Châu.
B. Quận.
C. Huyện.
D. Làng.
Câu 3:
Quan sát các hình 16.1, 16.2 - trang 81 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (CTST) và thực hiện nhiệm vụ dưới đây.
1. Trình bày sự thay đổi trong bộ máy cai trị của nhà Đường so với nhà Hán.
2. Em có nhận xét gì chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta
Câu 4:
“Trong suốt quá trình thuộc, chính quyền phương Bắc bắt nhân dân ta từ bỏ các phong tục tập quán của mình để theo luật pháp và phong tục người Hán nhằm đồng hoá nhân dân ta”. Theo em, chính quyền đô hộ phương Bắc có đạt được mục đích “đồng hoá” không? Tại sao? Hãy lấy ít nhất 2 dẫn chứng để chứng minh.
Câu 5:
Chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc không thực hiện chính sách kinh tế nào ở nước ta thời Bắc thuộc?
A. Chiếm đoạt ruộng đất, bắt dân ta cống nạp sản vật, hương liệu, vàng bạc.
B. Nắm độc quyền các mặt hàng thiết yếu như sắt và muối.
C. Đưa thợ thủ công giỏi sang Giao Châu để phát triển sản xuất.
D. Tăng cường chế độ thuế khoá và lao dịch đối với nhân dân ta.
Câu 6:
Về văn hoá, chính quyền phong kiến phương Bắc không thực hiện chính sách đồng hoá nào ở nước ta?
A. Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt.
B. Tìm cách xoá bỏ phong tục, tập quán của người Việt.
C. Bắt người Việt phải theo phong tục, tập quán của người Hán.
D. Mở mang trường lớp để nâng cao kiến thức cho người Việt.
Câu 7:
Quan sát hình 16.3 - trang 82 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (CTST), hãy thực hiện các nhiệm vụ.
1. Mô tả chính sách bóc lột về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
2. Em có nhận xét gì về chính sách những sản phẩm quan trọng như sắt và muối bị chính quyền đô hộ giữ độc quyền.
26 câu Trắc nghiệm Lịch sử 6 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
12 câu Trắc nghiệm Lịch sử 6 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 8 có đáp án
22 câu Trắc nghiệm Lịch sử 6 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
35 câu Trắc nghiệm Lịch sử 6 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án
32 câu Trắc nghiệm Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 12 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Lịch sử 6 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
về câu hỏi!