Câu hỏi:
11/07/2024 9,630Liệt kê một số phong tục, tập quán hoặc tín ngưỡng của người Việt cổ còn tồn tại đến ngày nay. Lựa chọn một phong tục, tập quán hoặc tín ngưỡng đó để trình bày theo các gợi ý dưới đây.
- Thời gian ra đời.
- Biểu hiện đặc trưng.
- So sánh biểu hiện của tín ngưỡng, phong tục tập quán đó trong giai đoạn xưa – nay
- Trình bày ít nhất 2 biện pháp để giữ gìn bản sắc văn hoá đó
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Liệt kê: một số phong tục, tập quán hoặc tín ngưỡng của người Việt cổ còn tồn tại đến ngày nay:
+ Phong tục làm bánh chưng, bánh giày dịp lễ, tết
+ Tục sử dụng trầu cau trong các dịp lễ, ngày trọng đại,…
+ Các lễ hội, trò chơi dân gian: đấu vật, đua thuyền, đánh đu,…
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc,…
+ ….
* Trình bày về: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc
- Thời gian ra đời: từ thời Văn Lang – Âu Lạc
- Biểu hiện đặc trưng:
+ Ý thức về cội nguồn và niềm tin vào sự bất tử của linh hồn.
+ Thực hành các nghi lễ thờ cúng với tổ tiên, anh hùng dân tộc (ví dụ: nghi lễ cúng giỗ tổ tiên vào ngày mất; cúng tổ tiên vào các ngày lễ, tết hay khi trong gia đình có việc trọng đại,…)
+ Xây dựng các miếu thờ/ đền thờ anh hùng dân tộc hoặc nhà thờ của dòng họ,…
- So sánh biểu hiện:
+ Hiện nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc vẫn được duy trì và không có nhiều sự khác biệt so với trước kia. Hơn nữa, tín ngưỡng tốt đẹp này còn được người Việt chú trọng nhiều hơn và thể hiện qua nhiều hình thức mới, ví dụ: dùng tên các anh hùng dân tộc để đặt cho các con đường, trường học; tổ chức các hoạt động văn hóa – xã hội nhằm tri ân, tôn vinh và tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng,…
+ Tuy nhiên, bên cạnh nét đẹp truyền thống, thì hiện nay, ở một bộ phận người Việt đã xuất hiện những quan niệm sai lệch; hình thức phô trương, lãng phí trong quá trình thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Ví dụ: hiện tượng đốt vàng mã tràn làn; chuẩn bị lễ vật rườm rà, xa hoa trong dịp cúng giỗ; xây dựng quá nhiều tượng đài lớn, kì vĩ,…
- Biện pháp bảo tồn:
+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn và phát huy nét đẹp của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc
+ Xây dựng môi trường văn hóa – xã hội lành mạnh, phê phán những suy nghĩ lệch lạc, hành vi tiêu cực trong quá trình thực hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một phong tục truyền thống của dân tộc được bảo tồn và phát triển qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc và vẫn còn tồn tại đến ngày nay mà em có sự hiểu biết sâu sắc.
Câu 2:
Sưu tầm một câu tục ngữ về phong tục, tập quán của người Việt và trình bày theo các gợi ý dưới đây.
- Kể tên phong tục, tập quán.
- Nêu biểu hiện của phong tục, tập quán đó.
- Trình bày giá trị truyền thống của phong tục, tập quán.
- Em hãy viết tối thiểu 3 câu bày tỏ quan điểm của mình về việc học sinh ngày nay hay “pha” tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi nói chuyện.
Câu 3:
Trong thời kì Bắc thuộc, người Việt cổ đã tiếp thu loại chữ nào?
A. Chữ Hán.
B. Chữ Quốc ngữ.
C. Chữ La-tinh.
D. Chữ Nôm.
Câu 4:
Người Việt đã tiếp thu những gì từ văn hoá Trung Quốc?
A. Tiếng nói, chữ viết, tôn giáo.
B. Kĩ thuật làm giấy, xăm mình, tôn giáo.
C. Chữ viết, kĩ thuật làm giấy, tôn giáo.
D. Tục thờ cúng tổ tiên, tiếng nói, tôn giáo.
Câu 5:
Sách Nam phương thảo mộc trạng của Kê Hàm viết “Trái cau tươi (tân lang) ăn thì có vị đắng và chát nhưng chẻ bỏ cái vỏ cau đem nấu chín thì nó như trái táo khô, đem ăn chung với trầu và vôi thì thấy trơn ngon, hạ khí, tiêu đờm”. Theo em, việc ăn trầu cau có tác dụng gì?
A. Chữa bách bệnh.
B. Làm hạ khí, tiêu đờm.
C. Giải cảm.
D. Tốt cho tiêu hoá.
Câu 6:
Quan sát các hình từ 17.4 đến 17.6 - trang 86, 87 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (CTST), nêu nhận xét về việc tiếp thu và phát triển nền văn hoá dân tộc của người Việt thời Bắc thuộc.
về câu hỏi!