Câu hỏi:

17/11/2022 329

Nghĩa của từ đau đớn ở hai trường hợp sau khác nhau thế nào?

a. Một hôm công chúa đang ngồi trên lầu cao bỗng bị một con đại bàng khổng lồ bay đến quắp đi. […] Nhà vua vô cùng đau đớn bèn sai Lý Thông đi tìm, hứa sẽ gả công chúa và nhường ngôi cho.

b. Mũi tên trúng vào cánh đại bàng. Nó đau đớn, quằn quại nhưng gắng sức bay về đến hang trong núi sâu.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Nghĩa của từ đau đớn ở hai trường hợp có sự khác nhau:

- Trong câu a, sự đau đớn thể hiện ở mặt tình cảm, tỉnh thần. Công chúa bị đại bàng quắp đi, sự mất mát đó khiến nhà vua xót xa, không thể chịu đựng nổi.

- Trong câu b, đau đớn thể hiện ở mặt thể xác. Đại bàng quằn quại, không chịu nổi vì bị trúng tên của Thạch Sanh.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nếu chọn một trong hai nhân vật Tấm hoặc Bụt kể lại phần chuyện trong đoạn trích trên, em sẽ chọn nhân vật nào? Vì sao?

Xem đáp án » 12/07/2024 4,242

Câu 2:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

Ngày xưa, có một người tên là Trương Ba, người còn trẻ tuổi nhưng đánh cờ tướng rất cap. Nước cờ của anh chàng không mấy ai trong thiên hạ địch nổi. Bao nhiêu giải cờ trong những hội hè mùa xuân đều về tay anh. Tiếng đồn vang khắp nước, sang đến tận Trung Quốc. Buổi ấy, ở Trung Quốc có ông Kỵ Như cũng nổi tiếng cao cờ. Khi nghe tiếng Trương Ba, Kỵ Như liền xách khăn gói sang Nam tìm đến tận nhà tỉ thí. Hai người đọ tài nhau mấy ván liền không phân thua được. Nhưng đến ván thứ ba, Trương Ba dồn Kỵ Như vào thế bí. Thấy đối phương vò đầu suy nghĩ, Trương Ba kiêu hãnh bảo:

- Nước cờ này dù có Đế Thích xuống đây cũng đừng có hòng gỡ nổi.

Bấy giờ Đế Thích là thần cờ đang ngồi trên thiên đình, bỗng nghe câu nói hỗn xược của Trương Ba xúc phạm đến mình, liền cưỡi mây xuống trần định cho y biết tay. Trương Ba và Kỵ Như đang đánh, chợt có một ông cụ già đến ngồi cạnh bàn cờ. Ông cụ thủng thỉnh mách cho Kỵ Như mấy nước. Phút chốc bên Kỵ Như chuyển bại thành thắng. Trương Ba cau có, trong bụng tức giận ông già ở đâu đến làm cho mình lâm vào thế bì. Nhưng nhìn thấy ông cụ râu tóc trắng xóa, mặt mũi không có vẻ là người trần, chàng chợt hiểu, liền sụp xuống lạy mà rằng: “Ngài hẳn là Đế Thích đây rồi, tôi người trần mắt thịt không biết, xin thứ lỗi.”. Đế Thích cười bảo” “Ta nghe nhà ngươi tự phụ là cao cờ nên xuống xem cho biết.”. Trương Ba liền giữ Đế Thích lại mua rượu, giết gà khoản đãi rất chu tất. Đế Thích tuy mới gặp cũng rất yêu mến Trương Ba. Thấy anh chàng khẩn khoản muốn học nước cờ của mình, Đế Thích bảo: “Ta thấy nhà ngươi có bụng chân thành. Vậy ta cho một nắm hương này, mỗi lần cần đến ta thì thắp lên một cây, ta sẽ xuống.”. Nói đoạn, cưỡi mây bay về trời.

(Nguyễn Đổng Chi, Hồn Trương Ba da hàng thịt, trích

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.369

Những yếu tố nào giúp em biết đoạn trích trên đây được trích từ bản kể truyện cổ tích?

Xem đáp án » 12/07/2024 2,411

Câu 3:

Việc người anh bị rơi xuống biển cùng bao nhiêu vàng bạc châu báu lấy được là kết quả tất yếu của:

Xem đáp án » 17/11/2022 2,297

Câu 4:

Người kể chuyện trong đoạn trích trên đây của truyện Tấm Cám và người kể chuyện trong truyện Thạch Sanh có phải cùng một kiểu không?

Xem đáp án » 12/07/2024 1,694

Câu 5:

Để đánh dấu lời của các nhân vật trong truyện, đoạn trích đã dùng hình thức trình bày nào?

Xem đáp án » 17/11/2022 1,517

Câu 6:

Dòng nào sau đây đúng với ý nghĩa có thể rút ra từ truyện “Cây Khế”:

Xem đáp án » 17/11/2022 1,028

Câu 7:

Theo suy luận của em, chi tiết nào trong đoạn trích có vai trò quan trọng trong diễn biến tiếp theo của câu chuyện?

Xem đáp án » 11/07/2024 938

Bình luận


Bình luận