Câu hỏi:
25/11/2022 330Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Học sinh có thể tham khảo bài phóng sự dưới đây:
Chuyện ở gia đình “giữ lửa” nghề làm Phỗng đất
Là gia đình duy nhất còn gắn bó với nghề làm phỗng đất (món đồ chơi truyền thống), nhưng mấy chục năm qua, 5 thế hệ trong gia đình ông Phùng Đình Giáp ở thôn Đông Khê (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) chưa khi nào thôi giữ “lửa” nghề. Tình yêu với nghề truyền thống khiến mỗi thành viên luôn nỗ lực, tìm cách để phỗng đất có đất sống và phát triển.
Chia sẻ lý do gắn bó ngót 60 năm với nghề làm Phỗng đất, ông Giáp cho biết: “Đến với nghề có lẽ bởi chữ duyên nhưng gắn bó với nghề còn là cả sự mong mỏi sâu sắc được lưu giữ nét đẹp văn hóa của cha ông để lại”. Vì suy nghĩ ấy, gia đình ông Phùng Đình Giáp luôn nặng lòng, đau đáu giữ nghề.
Năm 2017, có dịp được làm quen với một nhóm họa sĩ thông qua những chương trình triển lãm ở Hà Nội. Sau khi đến nhà thăm quan, các họa sĩ đã gợi ý cho ông Giáp những mẫu mã mới trên tinh thần vừa mang tính nghệ thuật, vừa giữ được nét dân gian. Vậy là một loạt sản phẩm thủ công độc đáo ra đời để đáp ứng thị hiếu của mọi người. Nhờ vậy mà sản phẩm của ông bán được quanh năm, không còn chỉ mỗi dịp Trung thu nữa.
Khi nhiều làng nghề dân gian, truyền thống đang chông chênh giữa bộn bền lo toan tìm cách để không bị mất đi, thì ông Giáp luôn có sự lạc quan tin tưởng ở nghề, bởi thế hệ con, cháu ông không chỉ thành thục các công đoạn làm phỗng đất mà còn có cách giữ nghề của người trẻ thời đại 4.0. Nhằm quảng bá hình ảnh và giá trị truyền thống về nghề làm phỗng đất của gia đình, cháu nội của ông Giáp là anh Phùng Đình Đạt đã lập một trang fanpage mang tên “Phỗng đất làng Hồ”. Trên trang này, anh Đạt trực tiếp tìm tòi, cập nhật kể lại câu chuyện về phỗng đất làng Hồ từ truyền thống đến hiện đại; hình ảnh và video về cách làm phỗng đất truyền thống cũng như khát khao giữ nghề của gia đình.
Giữa cuộc sống hiện đại ngày nay, khi nhiều món đồ chơi hào nhoáng, rực rỡ dần khiến người ta lãng quên những món đồ chơi, trò chơi dân gian truyền thống, sự tâm huyết của những nghệ nhân, thợ thủ công làm đồ chơi truyền thống như ông Phùng Đình Giáp đã góp phần “hồi sinh” bản sắc dân tộc. Và chắc chắn, những câu chuyện về nghề làm phỗng đất của gia đình duy nhất ở xã Song Hồ sẽ còn được kể thêm bởi thế hệ con cháu, những người sẽ nối nghề hoặc bằng cách nào đó giữ gìn một nét tinh hoa của nghệ thuật dân gian.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Gia đình Hải có nghề truyền thống làm đồ chơi Trung thu. Ông nội của Hải được vinh danh là nghệ nhân nổi tiếng, bố mẹ của Hải vẫn luôn say mê làm ra những chiếc mặt nạ đèn ông sao, đèn lồng,…và mong muốn bạn tiếp nối nghề truyền thống của gia đình. Có người khuyên Hải không nên theo nghề truyền thống ảnh của gia đình vì vất vả và không phù hợp với xu thế hiện nay nữa.
Nếu là Hải em sẽ nói với người khuyên em như thế nào?
Câu 2:
Gia đình Tuấn có truyền thống yêu nước. Ông của Tuấn là lão thành cách mạng đang làm việc trong quân đội. Tuấn rất tự hào về truyền thống gia đình mình, nhưng lại muốn trở thành một doanh nhân, bởi theo Tuấn, làm công việc gì mà có đóng góp cho đất nước cũng là tiếp nối truyền thống gia đình. Tùng là bạn của Tuấn, thì lại phản đối và cho rằng Tuấn phải tiếp nối công việc, nghề nghiệp được truyền từ đời ông cha đến nay mới là tiếp nối truyền thống của gia đình. Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
Câu 3:
Câu 4:
Hãy lập và thực hiện kế hoạch gìn giữ, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ của em theo bảng mẫu dưới đây:
Hãy lập và thực hiện kế hoạch gìn giữ, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ của em theo bảng mẫu dưới đây:
Câu 5:
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến dưới đây? Vì sao?
a. Lao động cần cù, chăm chủ là nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ.
b. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng trân trọng và biến ơn chan mẹ, ông bà, tổ tiên.
c. Chỉ những gia đình giàu, dòng họ giàu mới có những truyền thống đáng tự hào.
Câu 6:
A. Yêu nước.
B. Yêu thương con người.
C. Chăm chỉ lao động.
D. Hiếu thảo.
E. Hiếu thảo.
G. Tổ chức đám hiếu/ hỉ linh đình.
H. Giữ nghề truyền thống.
Câu 7:
về câu hỏi!