Câu hỏi:
13/07/2024 1,680Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Dàn ý Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nhận định sau đây của tác giả: "Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn"
- Mở đoạn: Giới thiệu về vấn đề nghị luận: Biết nhìn nhận vào thiếu sót của bản thân để thay đổi tốt hơn mỗi ngày. “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn".
- Thân đoạn:
+ Nhìn thằng vào thiếu sót giúp bản thân có cơ hội sửa đổi
+ Từ đó có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác
+ Từ việc hoàn thiện bản thân, sẽ có thể thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn
- Kết đoạn: Cảm nhận chung về vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân.
Mẫu 1
“Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn” là em đồng tình với nhận định này. Quả thật, khi ta biết tự nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân, ta mới biết ta sai ở đâu, từ đó tự sửa lỗi sai của mình. Đồng thời, ta nhận ra ta cũng có rất nhiều lúc sai sót nên mọi người cũng vậy, ta cần biết thông cảm cho lỗi lầm của mọi người. Qua đó, chúng ta sẽ hướng đến những điều tốt đẹp và những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
Mẫu 2
“Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn". Ở đây, khi con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm đó và không để những điêu sai trái ấy lặp lại. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc và rồi một ngày khác với tình huống tương tự thì lỗi sai trước đó có thể bị lặp lại. Mặt khác, khi dám nhìn nhận lỗi lầm của mình thì cũng sẽ bao dung với người khác. Bởi khi đã làm rõ lỗi lầm, cái sai của mình để dẫn đến thất bại thì chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho lỗi sai của người khác nhiều hơn. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công. Không chỉ vậy, việc tự dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn nhận cái sai của mình sẽ làm con người mình ngày càng phát triển kiến thức, trình độ và cũng sẽ trở lên độ lượng, nhân từ.
Mẫu 3
Tác giả hoàn toàn chính xác với nhận định: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội để tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt,hướng tới điều tốt đẹp hơn”. Ở đây, khi con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm đó và không để những điêu sai trái ấy lặp lại. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc và rồi một ngày khác với tình huống tương tự thì lỗi sai trước đó có thể bị lặp lại. Mặt khác, khi dám nhìn nhận lỗi lầm của mình thì cũng sẽ bao dung với người khác. Bởi khi đã làm rõ lỗi lầm, cái sai của mình để dẫn đến thất bại thì chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho lỗi sai của người khác nhiều hơn. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công. Không chỉ vậy, việc tự dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn nhận cái sai của mình sẽ làm con người mình ngày càng phát triển kiến thức, trình độ và cũng sẽ trở lên độ lượng, nhân từ.
Mẫu 4
Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt, hướng tới điều tốt đẹp hơn” là em đồng tình với nhận định này. Hiểu rõ bản thân sẽ giúp ta làm chủ được bản thân. Ta nhận ra điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để khắc phục.
Hiểu rõ bản thân sẽ giúp ta làm chủ được cuộc đời mình. Nó giúp lựa chọn con đường đi cho tương lai với những công việc yêu thích, phù hợp với năng khiếu và khả năng của mình. Từ đó, ta sẽ làm việc phấn khởi, say mê và có hiệu quả. Sự tự nhận thức giúp ta hiểu mình đang ở đâu, muốn đi đâu để sẵn sàng thay đổi nhằm đến được nơi cần đến. Hiểu rõ bản thân sẽ giúp ta tự tin giải quyết công việc, ứng xử trước mọi tình huống trong cuộc sống.
Hiểu rõ bản thân sẽ giúp ta chủ động được trong các mối quan hệ với người khác sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Đó cũng là nền tảng giúp cho ta hiểu biết về người khác, cách họ cảm nhận về mình để có thái độ và phản hồi hợp tình hợp lí. Từ đó giúp ta nâng cao kĩ năng làm việc đồng đội và sống thân thiện với mọi người.
Mẫu 5
Marcus Aurelius đã nói điều tương tự: "Hãy khoan dung với người khác và nghiêm khắc với chính mình." Tại sao? Cho người mới bắt đầu, vì người duy nhất bạn cần kiểm soát là chính bản thân bạn. Cứ loanh quanh cư xử nghiêm khắc với mọi người là một việc làm mất thời gian. Lý do khác đó là bạn không biết được người khác đã và đang trải qua những gì.
Người có vẻ như từ chối lời mời thân thiện của bạn một cách thô lỗ? Nếu họ đang phải cố gắng làm việc để đảm bảo cuộc sống gia đình và dù họ rất muốn đi cà phê cùng bạn. Họ đang làm hết sức mình để có thể dành nhiều thời gian hơn cho những người họ yêu quý thì sao? Vấn đề là: Bạn không biết được. Cho người khác lợi ích từ sự nghi ngờ. Hãy tìm điểm tốt của họ và hãy để sự tốt đẹp đó tác động hành động của bạn.
Mẫu 6
Tác giả cho rằng: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội để tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt,hướng tới điều tốt đẹp hơn”. Thật đúng như vậy mỗi con người khi sinh ra đều không hoàn hảo, đều sẽ mắc những sai lầm trên chặng đường đời. Nếu như chúng ta là một con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình thì ta sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, những sai lầm đó sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu cho ta trưởng thành và khắc phục.. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc mà sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công.
Mẫu 7
Trong cuộc sống, việc nhìn nhận lại bản thân có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thật vậy, việc nhìn nhận lại bản thân cũng giống như việc ta soi chiếu tâm hồn, hành động, việc làm của mình lên một chiếc gương. Nhìn nhận bản thân cũng chính là một quá trình dài lâu, ta kiểm soát, nhìn nhận toàn diện những hành động, việc làm, lời nói của mình trong quá khứ. Từ đó, ta sẽ thấy được những việc mà mình làm tốt, cũng như những việc mà mình chưa làm tốt. Kết quả là, ta sẽ khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh, từng bước cố gắng để hoàn thiện, phát triển mình từng ngày. Việc nhìn nhận lại bản thân cũng chính là cách mà ta kiểm soát cuộc sống của mình đi theo đúng hướng, không bị cuốn theo những dòng chảy tất bật của cuộc sống. Nhìn nhận bản thân là việc làm không thể thiếu để trưởng thành, để sống chậm lại, để dành cho chính bản thân mình một chút thời gian nghỉ ngơi để bước tiếp sau này. Nhìn nhận cũng chính là để lắng nghe trái tim, tâm hồn và mong muốn của chính chúng ta và người khác từ đó biết khoan dung, tha thứ trước lỗi lầm của đồng loại. Tóm lại, việc nhìn nhận lại bản thân là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển bản thân của mỗi người.
Mẫu 8
Tác giả cho rằng: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội để tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt,hướng tới điều tốt đẹp hơn”. Thật đúng như vậy bởi mỗi con người sinh ra, đến với thế giới này đều có những giá trị đặc biệt. Thật đúng như vậy mỗi con người khi sinh ra đều không hoàn hảo, đều sẽ mắc những sai lầm trên chặng đường đời. Trong khi một người may mắn lành lặn, được học tập tử tế lại lầm đường lạc lối thành một kẻ phạm tội truy nã, một ca sĩ xinh đẹp hát hay lại lâm vào đường dây ma túy, mại dâm. Ở đây, khi con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm đó và không để những điêu sai trái ấy lặp lại. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc và rồi một ngày khác với tình huống tương tự thì lỗi sai trước đó có thể bị lặp lại. Mặt khác, khi dám nhìn nhận lỗi lầm của mình thì cũng sẽ bao dung với người khác. Bởi khi đã làm rõ lỗi lầm, cái sai của mình để dẫn đến thất bại thì chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho lỗi sai của người khác nhiều hơn. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công. Không chỉ vậy, việc tự dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn nhận cái sai của mình sẽ làm con người mình ngày càng phát triển kiến thức, trình độ và cũng sẽ trở lên độ lượng, nhân từ.
Mẫu 9
Self - awareness dịch ra tiếng Việt là tự nhận thức bản thân - một trong những phẩm chất quan trọng ở những người trưởng thành đến những bậc lãnh đạo kiệt xuất mà tất cả các doanh nghiệp đang tìm kiếm. Về chiết tự là vậy, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất của cụm từ này trong tiếng Việt.Với những ai vẫn đang còn mông lung về định nghĩa Self - Awareness hay tự nhận thức bản thân, những kiến giải cụ thể dưới đây là dành cho bạn. Self awareness được hiểu là năng lực thấu hiểu cảm xúc, nhu cầu của bản thân, biết được chính mình muốn gì, điểm mạnh của mình ở đâu, điểm yếu của mình là gì, nhận ra được suy nghĩ và niềm tin, động lực của mình...từ đó biết cách khắc phục và phát huy đúng thời điểm.Phật dạy rằng “ Kẻ thù nguy hiểm nhất của đời người là chính mình” còn Gia Cát Lượng thì nói “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng. Thoạt nghe, chúng ta sẽ chẳng thấy hai câu nói này liên quan đến nhau, nhưng kỳ thực cả hai câu hỏi đều dạy chúng ta năng lực tự nhận thức bản thân về điểm mạnh điểm yếu của chính mình.
Cuộc sống của chúng ta bị bủa vây bởi hàng ngàn những mối quan hệ chằng chịt, hàng chục các tình huống, câu chuyện diễn ra hằng ngày,...nên đôi khi chúng ta vin vào ngoại cảnh để đổ lỗi cho sự bất cẩn của bản thân mà không chịu nhìn nhận lại mình. Như vậy, việc tự dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn nhận cái sai của mình sẽ làm con người mình ngày càng phát triển kiến thức, trình độ và cũng sẽ trở lên độ lượng, nhân từ.
Mẫu 10
Tác giả cho rằng: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội để tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt,hướng tới điều tốt đẹp hơn”. Thật đúng như vậy mỗi con người khi sinh ra đều không hoàn hảo, đều sẽ mắc những sai lầm trên chặng đường đời. Nếu như chúng ta là một con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình thì ta sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, những sai lầm đó sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu cho ta trưởng thành và khắc phục.. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc mà sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Viết bài văn nghị luận về vấn đề sau: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, chở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.(10 mẫu)
Câu 5:
về câu hỏi!