Câu hỏi:

20/12/2022 686

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà bạn đã học hoặc đã đọc. (10 mẫu)

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Mẫu 1

Trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa là một trích đoạn đặc sắc của nghệ thuật chèo nói riêng và của nghệ thuật kịch hát Việt Nam nói chung. Sự đặc sắc của Thị Mầu lên chùa là sự đặc sắc đến từ chủ đề, nội dung và hình thức nghệ thuật biểu hiện.

   Cái hay trong chủ đề của trích đoạn Thị Mầu lên chùa nằm ở chỗ, Thị Mầu đã say mê và tìm cách ve vãn tiểu Kính Tâm. Nghĩa là, giữa lề lỗi, lễ giáo phong kiến đè nặng lên người con gái, lại có một Thị Mầu dám khát vọng và thể hiện tình yêu của mình ra bên ngoài. Thị Mầu chính là một sự đặc sắc, sự đối lập với Thị Kính. Cái hay nữa ở đây là, Thị Mầu lại đi thích tiểu Kính Tâm! Thật ngược đời, tréo ngoe. Nhưng dù tréo ngoe như vậy thì trích đoạn này cũng tràn đầy sự vui vẻ, đặc sắc so với những màn khác trong vở chèo Quan âm Thị Kính. Quan điểm của tác giả dân gian, như một cách để cởi trói cho người phụ nữ trong lễ giáo phong kiến, khỏi những lề lối của vòng cương tỏa, đã được gửi gắm qua những câu nói của Thị Mầu: "Bỏ mô Phật đi!", "Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn/ Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ!".

   Nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của trích đoạn này được thể hiện rõ nhất chính là ở sự biểu hiện. Nói cách khác là nghệ thuật sân khấu. Nếu chỉ soi xét về kịch bản của Thị Mầu lên chùa, ta sẽ thấy được những điểm đáng chú ý. So với nghệ thuật Tuồng, ngôn ngữ trong Chèo dễ hiểu hơn, gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Đó là những lời nói, điệu hát mà có thể sử dụng, chèn thêm được cả lục bát, mang nặng tâm tình người Việt:

 "Muốn rằng cây cải cho xanh

Thài lài, rau dệu tám thành bờ tre

Lắng tai tôi nói cho mà nghe

Tri âm chẳng tỏ tri âm

Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng!"

- "Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn

Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ!"

   Cái hay của chèo còn khác biệt với kịch nói ở chỗ đó là có những tiếng đế. Tiếng đế này là sự tương tác của khán giả, là một sự cộng hưởng, cùng tác giả. Giới hạn giữa sân khấu và khán giả ở đây bị thu hẹp. Trong khi đó, ở kịch nói mà cụ thể là ảnh hưởng từ phương Tây, khán giả không được quyền lên tiếng, đồng sáng tạo với vở kịch diễn. Điều này cũng đã được thể hiện trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa.

   Có thể thấy, những nét đặc sắc trong nghệ thuật chèo đã được thể hiện khá rõ trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa. Những sự đặc sắc ấy đến từ chủ đề nghe có phần trái ngược (một cô gái đi ve vãn chú tiểu), đến từ sự biểu hiện của loại hình kịch hát. Kịch nói là sự ảnh hưởng, du nhập của phương Tây trong quá trình hiện đại hóa văn học, nghệ thuật ở Việt Nam. Thế nhưng, kịch hát vẫn có những hấp dẫn riêng, không chỉ vì đó là cái truyền thống, mà còn ở chính nghệ thuật của nó. 

Mẫu 2

Truyện ngắn Giang của Bảo Ninh là một truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh. Chủ đề của truyện ngắn cũng như hình thức nghệ thuật trong Giang rất nhẹ nhàng, nhưng khắc khoải, khiến cho con người ta phải suy nghĩ mãi. Đó có lẽ là sự thành công trong truyện ngắn này của nhà văn Bảo Ninh.

   Chủ đề của Giang là sự gặp gỡ và nỗi nhớ của những con người trong chiến tranh. Không giống với hiện thực chiến tranh ở các tác phẩm văn học cách mạng vốn là sự chiến đấu hay anh dũng, hiện thực chiến tranh trong Giang của Bảo Ninh là một hiện thực khác. Đó là một hiện thực với cuộc gặp gỡ thoáng chốc mà nỗi nhớ đến cả đời người, day dứt. Chiến tranh đã chia cắt con người ta, đã chia cắt sự lãng mạn lứa đôi, không cho con người ta ngày gặp lại. Hiện thực ấy cũng rất tàn khốc chẳng kém gì máu và đạn bom nơi chiến trường. Với một chủ đề như vậy, Giang đã thành công để bạn đọc đón nhận.

   Sự thành công của truyện ngắn này không chỉ nằm ở đề tài hay chủ đề mà còn nằm ở hình thức nghệ thuật. Với điểm nhìn của người kể chuyện xưng "tôi" - trực tiếp tham gia vào câu chuyện, truyện ngắn trở nên gần gũi hơn khi là lời chia sẻ của người trong cuộc. Người kể chuyện ở đây dẫu "hạn tri" nhưng lại đúng là bản chất của con người trong cuộc sống hiện thực - không bao giờ biết được tất cả.

   Như vậy, có thể thấy chủ đề và hình thức nghệ thuật trong Giang đã làm nên sự thành công cho truyện ngắn này. Truyện ngắn Giang của Bảo Ninh đã cho tôi hiểu thêm về cuộc đời, số phận của con người trong chiến tranh.

 

Mẫu 3

Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi kể về việc "xem voi" của năm ông thầy bói. Các thầy rủ nhau chung tiền biếu người quản voi để xem con voi có hình thù thế nào.

Mỗi ông xem một bộ phận, cuối cùng cãi nhau, không ông nào chịu ông nào: ông sờ vòi bảo voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo voi giống cái đòn càn; ông sờ tai bảo nó giống cái quạt thóc; ông sờ chân bảo voi sừng sững như cái cột đình; ông cuối cùng sờ đuôi, bảo voi tủn lủn như cái chổi sể cùn. Cãi nhau không thể phân thắng bại, năm ông đánh nhau toác đầu, chảy máu. Cách "xem voi" ấy thật kì quặc và mắc những sai lầm khá cơ bản. Từ câu chuyện này, ta có thể rút ra cho mình những bài học hữu ích.

Vì là thầy bói mù nên các thầy không thể "xem voi" tận mắt mà chỉ có thể "sờ" bằng tay. Con người có năm giác quan, các thầy đã bị khiếm khuyết giác quan quan trọng nhất trong việc "xem", ấy là thị giác. Cuối cùng, các thầy chỉ vận dụng có một giác quan để làm việc đó: xúc giác. Vậy là các thầy "xem" voi bằng tay! Thêm nữa, con voi lại quá to nên tất cả những điều đó tất yếu dẫn đến việc mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của nó, nhận biết không được toàn diện về đối tượng. Vậy nên, cùng xem một con voi mà ý các thầy không giống nhau.

Thái độ của các thầy ở đây không phải là tự tin mà chủ quan đến cực đoan: ai cũng cho là mình đúng nhất, người sau phản bác ý kiến của người trước để khẳng định ý của mình, không ai chịu ai, cho nên từ bàn tán các thầy chuyển sang xô xát, dẫn đến kết cục là đánh nhau toác đầu, chảy máu.

Rõ ràng, sai lầm của các thầy bói là ở chỗ: đáng lẽ phải xem cả con voi thì mỗi thầy lại chỉ sờ được một bộ phận của voi và bảo rằng đó là con voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi.

Và điều quan trọng hơn nữa, nếu các thầy chịu khó lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi quản lượng, kết hợp với việc miêu tả, nhận thức của mỗi người, các thầy sẽ biết con voi là như thế nào!

Câu chuyện ngụ ngôn của người xưa đã giúp người đọc rút ra những bài học bổ ích trong cuộc sống. Khi xem xét một sự vật (hoặc sự việc) cần kết hợp nhận thức của các giác quan (tai nghe, mắt thấy...). Nhưng nếu không có điều kiện xem xét bằng đầy đủ các giác quan thì phải xem xét một cách toàn diện, không lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho cái toàn thể. Đặc biệt, không nên chủ quan trong việc xem xét, đánh giá sự vật, sự việc mà cần phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, vừa nghe vừa kết hợp với phân tích, đánh giá, tổng hợp của riêng mình.

Mẫu 4

Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục rất thâm thúy ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị. Truyện ngụ ngôn là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn hàm chứa nghĩa bóng. Nghĩa bóng là ý nghĩa sâu kín gửi gắm trong truyện, thường là những bài học nhân sinh bổ ích cho con người trong cuộc sống.

Thầy bói xem voi kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét của từng người về con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả. Từ việc chế giễu cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm.

Mẫu 5

Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục rất thâm thúy ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị. Truyện ngụ ngôn là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn hàm chứa nghĩa bóng. Nghĩa bóng là ý nghĩa sâu kín gửi gắm trong truyện, thường là những bài học nhân sinh bổ ích cho con người trong cuộc sống.

Thầy bói xem voi kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét của từng người về con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả. Từ việc chế giễu cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm.

Truyện ngắn gọn nhưng rất hấp dẫn bởi hàng loạt các yếu tố đặc biệt của nó: tình huống đặc biệt, nhân vật đặc biệt, sự vật đặc biệt và cách cảm nhận sự vật của mỗi người lại càng đặc biệt. Có thể coi truyện ngụ ngôn này là một vở hài kịch nhỏ có đủ hoàn cảnh, nhân vật và mâu thuẫn kịch.

Mở đầu là cảnh năm thầy bói mù nhân buổi ế khách bèn túm tụm lại ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn là chưa biết hình thù con voi ra sao. Tình cờ đúng lúc ấy, các thầy nghe người ta nói có voi đi qua, bèn chung nhau tiền biếu quản tượng, xin cho voi dừng lại để xem. Vì mù nên năm thầy cùng chung một cách xem voi là sờ bằng tay và mỗi thầy chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà thôi.

Phần mở đầu ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết để thu hút và dẫn dắt người đọc. Nếu coi truyện là một màn kịch thì ở đoạn này, mâu thuẫn kịch đã bắt đầu hình thành và phát triển. Cách xem voi của năm thầy là dùng tay để sờ. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Thầy nào sờ được bộ phận nào thì nhận xét về hình thù "con voi" như thế. Thầy sờ vào vòi cho rằng voi sun sun như con đỉa. Thầy sờ vào ngà bảo voi chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ vào tai khăng khăng voi bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ vào chân voi thì cãi: Nó sừng sững như cái cột đình. Bốn nhận định của bốn thầy khác xa nhau nên thầy này phủ nhận ý kiến của thầy kia. Thầy thứ năm sờ vào cái đuôi thì phủ nhận tất cả bốn thầy trước: - Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Dựa trên thực tế mà mình "xem" được, mỗi thầy đều đưa ra nhận xét về hình thù con voi bằng hình thức ví von, so sánh. Điều đó làm cho truyện thêm sinh động và có tác dụng tô đậm sai lầm trong cách xem voi và lời "phán" về voi của các thầy. Mâu thuẫn càng lúc càng tăng, không ai chịu nghe ai vì người nào cũng cho rằng mình đúng. Tục ngữ có câu: Trăm nghe không bằng một thấy, Trăm thấy không bằng một sờ. Ở đây, các thầy đã sờ tận tay, thử hỏi còn sai vào đâu được? Do vậy, việc thầy nào cũng khẳng định rằng mình đúng là có cơ sở. Thầy nào cũng đúng nhưng khổ nỗi chỉ đúng với một bộ phận của con voi chứ không đúng với toàn bộ con voi.

Người xưa thật hóm hỉnh khi để các thầy bói mù xem một con vật khổng lồ là con voi. Các bộ phận của nó ở cách xa nhau (vòi, ngà, tai, chân, đuôi) mà các thầy đều bị mù, không thể đi lại dễ dàng. Mỗi thầy lại chỉ sờ được có một thứ nên mới dẫn đến chuyện đấu khẩu bất phân thắng bại.

Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi thầy nào cũng khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình. Cãi nhau mãi không xong tất dẫn đến cuộc ẩu đả quyết liệt, bởi vì cả năm thầy không ai chịu ai. Như vậy là cãi nhau không đi đến đâu, mà đánh nhau càng không thể dẫn đến chân lí khách quan. Cái sai nọ tất yếu dẫn đến cái sai kia. Người đọc tưởng tượng ra cảnh năm thầy bói mù gân cổ cãi nhau rồi quờ quạng đánh nhau mà cười ra nước mắt.Biện pháp phóng đại được sử dụng triệt để trong truyện để tô đậm cái sai về nhận thức của các thầy bói xem voi.

Năm thầy bói đều sờ vào voi thật và mỗi thầy đều tả đúng một bộ phận của voi, nhưng không ai nhận xét đúng về cả con voi. Sai lầm của họ là mỗi người chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà đã nhất quyết cho rằng đó là con voi. Điều đáng buồn cười là các thầy đều sai nhưng ai cũng nhận mình là đúng. Thực ra họ đều sai lầm trầm trọng bởi vì ai đã lấy nhận xét chủ quan về một chi tiết của sự vật để khẳng định, đánh giá toàn thể sự vật và phủ nhận ý kiến của người khác.

Cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện, dùng bộ phận để khái quát toàn thể. Truyện không nhằm chế giễu cái "mù" về thể chất (đây chỉ là chi tiết cần có của tình huống truyện), mà muốn nói đến cái "mù" về nhận thức và phương pháp nhận thức của các thầy bói. Cao hơn thế, truyện có ý giễu cợt những người làm nghề xem bói (Thầy bói nói càn). Tiếng cười trong truyện nhẹ nhàng nhưng cũng rất thâm thúy.

Mẫu 6

Truyện là màn hài kịch ngắn nhưng chứa đựng một bài học bổ ích. Người xưa muốn thông qua truyện để nhắc nhở mọi người khi giao tiếp, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế… chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi.

Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ… làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí. “ Thầy bói xem voi” là một trong những câu chuyện ngụ ngôn hài hước, phản ánh một cách chân thực mà thực tế trong xã hội hiện nay đang diễn ra thông qua những đánh giá khách quan của những ông thầy bói.

Đây là một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục cao về sự nhìn nhận của con người trong cuộc sống, là một bài học luân lí vô cùng quý báu.

Chuyện được kể về 5 ông thầy bói, mỗi người sờ vào một bộ phận của con voi. Người sờ đầu, người sờ ngà, người sờ tai, người sờ chân, người sờ đuôi. Chỉ như vậy thôi mà những ông thầy bói này đã đưa ra những kết luận dựa trên suy nghĩ của mình, không có một căn cứ nào nhưng họ luôn khẳng định ý kiến cá nhân của mình là đúng và cuối cùng đã gây ra tranh cãi dẫn đến việc đánh nhau.

Thầy sờ ngà thì bảo nó “chần chẫn như cái đòn càn”, thầy sờ tai bảo “bè bè như cái quạt thóc”, thầy xem chân bảo “sừng sững như cái cột đình”, thầy sờ đuôi bảo “chun chun”. Rõ ràng những ý kiến như vậy là hoàn toàn sai lầm, chỉ nhìn vào bộ phận mà đánh giá một cái toàn thể. Những hình thức bề ngoài không thể đánh giá được những thứ bên trong, một bộ phận không thể nói lên được tất cả. Sự bảo thủ của những ông thầy bói như là một trò cười trong mắt người đọc, làm cho con người ta có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.

Thực tế cho thấy, những ông thầy bói chỉ sờ bằng tay thôi mà có thể đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và đầy tự tin, ai cũng nghĩ là mình đúng, không ai nhường ai. Những con người này đã lấy những khuyết điểm trên cơ thể mình để áp đặt vào con voi, một con vật không có nhận thức, bản thân nó chỉ là một loài vật. Chắc hẳn, những ông thầy bói muốn khẳng định bản thân mình đối với những người còn lại chăng?

Không có một sự ràng buộc nào trong suy nghĩ của con người, học có quyền nghĩ rằng là mình đúng và muốn khẳng định ý kiến đó, nhưng những con người đấy không hiểu hết vấn đề, chỉ nông nổi đưa ra ý nghĩ chủ quan của bản thân mà thực tế trong câu chuyện là những ông thầy bói bị mù, chỉ cảm nhận thông qua bàn tay của mình rồi đưa ra kết luận một cách mù quáng, thiếu khoa học.

Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể hiểu rõ hơn một phần nào những câu chuyện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, và có thể nhìn nhận một cách khách quan hơn, chính xác hơn. Đừng bao giờ đặt suy nghĩ chủ quan của mình vào người khác, không thể kết luận một sự việc nào đấy theo cảm nhận của mình. Hơn thế, chúng ta không được lấy cái bộ phận để đánh giá cái toàn thể khi nhìn nhận một vấn đề trong xã hội của chúng ta.

Đừng như những ông thầy bói trong câu chuyện để rồi phải gây ra ẩu đả, đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Tác giả dân gian không những chỉ ra những khuyến khuyết trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta thường xuyên gặp phải mà còn là một bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá.

Mẫu 7

Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” không chỉ mang ý nghĩa giải trí mà con mang lại những bài học về cuộc sống vô cùng sâu sắc. Cụ thể là câu truyện đã khuyên răn con người ta khi nhìn nhận, đánh giá về một sự vật, hiện tượng, sự việc cần có cái nhìn đa chiều, toàn diện, không nên chỉ nhìn một chiều, phiến diện khiến cho những đánh giá chưa thực sự đúng đắn, trọn vẹn.

Câu chuyện kể về năm ông thầy bói bị mù chưa biết con voi trông như thế nào mà muốn đi xem voi. Chính vì bị mù nên các ông không thể xem voi bằng mắt mà phải xem bằng cách sờ tay cảm nhận và hình dung ra hình dáng của con voi. Con voi thì quá to mà các ông thì quá nhỏ nên dù có sờ tận tay nhưng các ông chỉ sờ được một bộ phận riêng lẻ của con voi. Mỗi ông sờ một bộ phận khác nhau rồi lại mỗi người đưa ra một lời phán khác nhau về con voi. Ông sờ vòi thì phán voi sun sun như con đỉa, ông sờ ngà voi lại bảo voi chần chẫn như cái đòn càn, ông lại bảo con voi bè bè như cái quạt thóc khi sờ tai voi, rồi ông lại bảo voi nó to như cái cột đình khi sờ chân voi, ông cuối cùng khẳng định con voi như cái chổi sể cùn khi sờ vào đuôi nó.

Chính những lời phán xét về con voi khác nhau giữa năm ông nên đã không thống nhất được về hình thù con voi, mỗi ông lại khăng khăng mình đúng, không ai chịu nghe ai nên đã dẫn tới xung đột, xô xát đến rơi máu. Có thể thấy tác giả dân gian đã tô đậm cho người đọc thấy rõ cách nhìn nhận sai lầm của năm ông thầy bói. Cả năm ông cùng xem voi nhưng đó chỉ là cách xem phiến diện, xem một bộ phận của voi nhưng đã phán về cả con voi, dẫn tới những lời phán xét khác nhau và đều không chính xác về con voi. Bởi đó chỉ là những bộ phận trên mình con voi chứ không phải cả con voi. Từ những lời phán xét sai mà giữa các ông nảy ra mâu thuẫn, xô xát, đó là điều không đáng có.

Chính vì vậy câu truyện đã cho chúng ta bài học nhân sinh về cách nhìn nhận con người hay các sự việc, sự vật và hiện tượng. Để có được cái nhìn đúng đắn và chính xác nhất chúng ta cần phải nhìn một cách toàn diện, đa chiều và tổng thể nhất, không chỉ quan tâm tới bề ngoài mà cần tìm hiểu rõ bản chất bên trong.

Những đánh giá phiến diện, một chiều hay chủ quan sẽ dẫn đến những cái nhìn sai lệch và thiếu đúng đắn với thực tế, bản chất của sự vật, hiện tượng, con người. Bên cạnh đó truyện còn nhắc nhở chúng ta về cách tiếp thu, lắng nghe ý kiến và tích lũy kiến thức. Chúng ta không nên bảo thủ, tự mãn với những gì mình đã có, đã biết mà khi đã biết về một sự vật nào đó ta cần phải lắng nghe ý kiến từ nhiều phía, nhiều chiều để đúc kết được cái nhìn bao quát nhất, đúng đắn và chính xác nhất.

Có thể thấy câu truyện không chỉ mang lại tiếng cười vui vẻ cho người đọc mà qua đó ta rút ra được những bài học bổ ích cho chính bản thân mình về các đánh giá, nhìn nhận mọi vật, mọi việc trong cuộc sống sao cho thật thấu đáo, tường tận.

Mẫu 8

Nghêu, Sò, Ốc, Hến là vở Tuồng Hài (còn gọi là Tuồng Đồ) thuộc vào hàng mẫu mực của nghệ thuật sân khấu Tuồng.

Nếu như người ta thường nói sân khấu Tuồng bây giờ không còn khán giả, SK Tuồng là nghệ thuật của chế độ Phong kiến đã lỗi thời, nên đưa SK Tuồng vào Bảo tàng, v.v…là nói về thể loại Tuồng Pho, còn gọi là Tuồng ThầyTuồng Cung đình :  do các quan lại biên soạn, đề tài được “đặt hàng” là ca ngợi sự vững mạnh, trường tồn của chế độ Phong kiến cùng hệ tư tưởng của nó, nội dung là vua anh minh, quan lại, tướng sĩ trung thành, dũng cảm , liều chết trong những trận chiến chống ngoại xâm, khởi nghĩa (thường được coi là nổi loạn), và bọn gian thần phản nghịch… Các nhân vật trong Tuồng thường là những người một lòng trung quân (tận trung báo quốc), những gương anh hùng, liệt nữ, một vài tên gian thần, phản nghịch… chủ yếu diễn trong cung cho vua chúa và tầng lớp quan lại lớp trên xem, trong một “Nhà hát Tuồng” khá lớn ở trong khu vực Hoàng Cung. Còn thể loại Tuồng Hài như Nghêu, Sò, Ốc, Hến (số lượng không nhiều như Tuồng Pho) là do các nhà Nho sống trong dân gian sáng tác, lấy đề tài trong cuộc sống đời thường và để diễn cho dân chúng xem. Chính vì thế, vở Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến lúc nào cũng làm say lòng công chúng và sống mãi với thời gian… Nhân vật Hến có phần đặc biệt hơn cả. Tất cả những người lấy tên Hến của Làng Đào Kép đều là con nhà khá giả nhưng sau khi trải qua vài lần gia đình đổ vỡ, vài cuộc tình ngang trái, éo le thì đều bỏ nhà ra ở riêng và sống độc thân với nghề Cầm đồ. Thời nào cũng vậy, lúc thịnh cũng như lúc suy, nghề Cầm đồ tuy có lên bổng xuống trầm nhưng không bao giờ mất đi mà luôn tồn tại dai dẳng, thiên hình vạn trạng. Nhân vật Hến trong Truyện ngắn này còn có một điểm đặc biệt là một cô gái xinh đẹp, quyến rũ vào loại “Chuẩn”, tức không chê vào đâu được. Ngoài nhan sắc Trời cho, Hến còn được thừa hưởng của người mẹ năng khiếu diễn Tuồng, nhất là khi vào vai Đào Lẳng thì người xem bị cuốn hút tuyệt đối! Tuy Làng Đào Kép không còn hành nghề diễn Tuồng nhưng thỉnh thoảng Hến vẫn cùng với vài người tập hợp lại thành một Đoàn, diễn vài trích đoạn Tuồng nếu như đâu đó yêu cầu!...

Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay bởi đây là vở tuồng hài dân gian, tiếng cười trong vở kịch đem lại ý nghĩa to lớn, giúp chúng ta thêm vui, giải trí và cũng đề lại cho chúng ta những bài học đáng suy ngẫm trong cuộc sống.

Mẫu 9

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện xuất sắc nhất trong tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Sự thành công của tác phẩm không chỉ đến ở nội dung phong phú, hấp dẫn, giá trị nhiều mặt mà còn ở những yếu tố nghệ thuật đặc sắc.

Nét nghệ thuật đầu tiên của truyện chính là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và kì ảo. Để tạo ra tính chân thật cho tác phẩm tác giả đã giới thiệu nhân vật và sự việc cụ thể, ngay cả thời gian và địa điểm cũng đưa ra một cách chính xác: “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang” “Năm giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sớm đi ra ngoài cửa tây vài dặm,….”. Những yếu tố hiện thực này sẽ khiến cho câu chuyện trở nên chân thực, tạo lòng tin nơi người đọc.

Nhưng để tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, tác giả đã có sự đan xen, kết hợp hết sức hài hòa với những yếu tố kì ảo. Theo bước chân của nhân vật chính Ngô Tử Văn người đọc được gặp hồn ma của tên Bách hộ họ Thôi để thấy được sự xảo trá của hắn, đe dọa hòng làm Ngô Tử Văn lung lay ý chí. Không chỉ vậy, người đọc còn được xuống cõi âm ti âm u, tăm tối, cây cầu dài hơn nghìn thước được bắc qua một con sông lớn mà “gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương”. Cả một thế giới ma quỷ mà ta thường chỉ biết đến qua tưởng tượng hiện ra trước mắt người đọc: “mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh, tóc đỏ, hình dáng nanh ác”; cung điện của Diêm Vương thăm thẳm với những bóng quỷ, hồn ma. Thế giới huyền ảo được miêu tả hết sức chi tiết, sinh động, làm ai nấy đọc cũng không khỏi rùng mình, sợ hãi. Hai yếu tố hiện thực và kì ảo đan cài với nhau trong đó yếu tố kì ảo là nghệ thuật giúp cho câu chuyện thêm phần sinh động, hấp dẫn. Đồng thời cũng phản ánh đúng tinh thần chung của Nguyễn Dữ trong cuốn Truyền kì mạn lục là lấy cái “gì” để nói cái “thực”.

Kết cấu của truyện cũng là một nét đặc sắc không thể không nhắc đến. Truyện có kết cấu li kì, nhiều chi tiết vô cùng hấp dẫn. Kết cấu tác phẩm như một màn xung đột kịch, có mở đầu, có thắt nút, cao trào và có kết thúc. Lớp lang các phần gắn bó với nhau hết sức chặt chẽ, đỉnh điểm là sự kiện khi Diêm Vương phán xét tội lỗi của Tử Văn khi chỉ nghe câu chuyện từ một phía, nhưng ngay sau đó, tình thế căng thẳng đã được giải quyết, Tử Văn trình bày sự việc và được Diêm Vương cử người đi điều tra. Tên Bách hộ họ Thôi gian dối đã bị vạch trần bộ mặt gian xảo, độc ác và bị trừng trị thích đáng. Còn về phần Tử Văn cũng nhận được phần thưởng xứng đáng cho tính cách bộc trực, thẳng thắn ghét tà gian của mình. Kết thúc theo lối có hậu là kết thúc phố biến trong truyện truyền thống.

Tính cách các nhân vật cũng được chú trọng xây dựng, họ có tính cách vô cùng sinh động, mỗi nhân vật thường đại diện cho một kiểu người trong xã hội. Tử Văn mang trong mình những phẩm chất đẹp đẽ của một bậc quân tử: cương trực, thẳng thắn, không chấp nhận sự phi nghĩa hoành hành, dám làm dám chịu. Tính cách của Ngô Tử Văn tiêu biểu cho kiểu nhân vật chính nghĩa, hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp của con người. Để làm nổi bật tính cách của nhân vật, Nguyễn Dữ đã lựa chọn tình huống hết sức tiêu biểu: Tử Văn đốt đền tên Bách hộ họ Thôi vì hắn nhũng nhiễu trong nhân gian, làm cuộc sống người dân cực khổ. Hành động này đối với những người khác là vô cùng liều lĩnh bởi vậy ai cũng lắc đầu sợ hãi, riêng Tử Văn “vẫn vung tay không cần gì cả” điều đó cho thấy thái độ dứt khoát và quả cảm của Ngô Tử Văn. Hành động của Tử Văn không phải là một sự liều lĩnh, bột phát mà đã có sự chuẩn bị từ trước, trước khi đốt đền Tử Văn đã “tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền”, Tử Văn ý thức được hành động của mình là chính nghĩa nên chàng không hề sợ hãi. Khi gặp tên tướng giặc, bị hồn ma hắn thị uy, dọa nạt, Tử Văn “vẫn cứ ngồi ngất ngưởng, tự nhiên” không nao núng tinh thần. Đứng trước Diêm Vương, bị Diêm Vương quát mắng, Tử Văn vẫn vô cùng bản lĩnh, tự tin trình bày vấn đề “lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Toàn bộ ngôn ngữ, hành động thống nhất với nhau chặt chẽ để minh chứng cho nhận định ban đầu của Nguyễn Dữ khi giới thiệu về nhân vật: “Chàng vốn khẳng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”.

Ngoài ra, để tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm còn phải kể đến ngôn ngữ nhân vật. Mặc dù ngôn ngữ trong tác phẩm không được xây dựng quá nhiều nhưng nó cũng đã phần nào giúp khắc họa tính cách nhân vật. Ví dụ như nhân vật Ngô Tử Văn cương trực thẳng thắn thì ngôn ngữ sẽ: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”. Ngô Tử Văn nói ngay sau khi bị bọn quỷ Dạ Xoa đến bắt đi, không gian vô cùng lạnh lẽo, sợ hãi, nếu là người bình thường có lẽ đã không đủ can đảm để nói bất cứ điều gì. Riêng Tử Văn vẫn bình tĩnh kêu oan, lời nói đó cho thấy sự bình tĩnh và tinh thần quyết đấu tranh cho lẽ phải của Tử Văn.

Các yếu tố nghệ thuật trên đã được Nguyễn Dữ kết hợp một cách hài hòa, nhuần nhuyễn làm nổi bật giá trị nội dung của tác phẩm. Qua đây ta cũng có thể thấy được tài năng bậc thầy của Nguyễn Dữ trong nghệ thuật dựng truyện nói chung.

Mẫu 10

Truyện ngắn Nguyễn Dữ luôn mang đến những ý nghĩa sâu sắc cho cuộc sống của con người. Các tác phẩm của ông cho đến nay vẫn nguyên giá trị, truyện của Nguyên Dữ không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật. Tiêu biểu trong tập truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên. Có thể nói tác phẩm này là một truyện đặc sắc.

Trước hết tác phẩm đặc sắc ở mặt nội dung, Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên đã xây dựng được những nhân vật đại diện cho những kiểu người có trong xã hội thực tế của con người.

Thứ nhất là nhân vật chính Ngô Tử Văn, chàng là một nho sĩ yêu cái thiện diệt cái ác. Chàng đại diện cho nhân loại, cho con người luôn khát khao đấu tranh bảo vệ cái thiện, cái chính nghĩa cái công lý, sự thật ở đời. Vốn là người không chịu được những điều sai trái cho nên khi thấy thần miếu hoành hành nhũng nhiễu nhân dân cho nên chàng quyết định đốt đền mặc dù biết điều đó có thể khiến chàng mất mạng. Kể cả khi có hiện tượng chàng có thể chết bất cứ lúc nào, đối diện với tên giặc phương Bắc và trước những lời đe dọa của hắn chàng vẫn quả quyết không xây lại đền.

Và cho đến khi hồn chàng xuống âm phủ, đối diện với hình phạt vì tội được cho là rất nặng, chàng cũng không hề nhún bước. Chàng tìm ra sự thật và giúp cho người có công với đất nước lấy lại được đền, tên giặc phương bắc bị đày xuống ngục cửu u còn mình thì thành một phán sự ở đền Tản Viên. Hành trình Tử Văn bảo vệ lẽ đúng là hành trình con người bảo vệ công lí, chính nghĩa. Không những thế Tử Văn còn đại diện cho kiểu người anh hùng, hi sinh vì lẽ lớn trong cuộc đời. Đời ai cũng phải chết cốt là để lại được tiếng về sau.

Thứ hai nhân vật họ Lôi và những tên quan ăn hối lộ đại diện cho những thế lực xấu và những tên quan tham trong xã hội. Chúng không những ăn cướp mà chúng còn la làng đã thế lại đồng lõa khiến cho thế lực của chúng quá to lớn. Chính vì thế mà người có công cho đất nước như ông lão nọ mà không thể nào đấu lại chúng được. Ông chỉ có một mình mà chúng thì lại quá đông, ông chỉ còn biết ngồi trông chờ thời cơ đến. Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, cái ác thường rất lớn, để sống thiện sống đẹp thì khó còn để sống ác thì lại rất nhanh, nó bắt đầu bằng những thói xấu và nó trở thành kẻ chế ngự con người. Vì thế đấu tranh lại nó rất gian nan và đòi hỏi con người phải kiên trì, phải dũng cảm.

Truyện không chỉ đặc sắc về nội dung mà nó còn đặc sắc về mặt nghệ thuật. Yếu tố kì ảo là nét đặc sắc nghệ thuật trong thiên truyện này. Tử Văn vốn là người trần mắt thịt mà có thể chiến đấu lại với hồn ma của tên giặc kia hay chết đi hai ngày rồi mà vẫn còn có thể sống lại. Tác giả sử dụng nghệ thuật kì ảo để làm tăng thêm sự huyền ảo, truyền thuyết cho câu chuyện. Đồng thời thể hiện được vị trí của con người trong vũ trụ và đời sống tâm linh con người Việt xưa.

Như vậy có thể khẳng định rằng tác phẩm Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một tác phẩm không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật. Nguyễn Dữ đã kế thừa nét nghệ thuật kì ảo của truyền thuyết dân gian để làm nên tác phẩm của mình. Nó góp phần làm tăng hiệu quả truyền đạt nội dung đến người đọc.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa.

Xem đáp án » 25/12/2022 1,893

Câu 2:

Ngữ liệu trên đã là một bài viết hoàn chỉnh hay chưa? Những dấu hiệu nào giúp bạn xác định như vậy?

Xem đáp án » 08/07/2022 1,408

Câu 3:

Chỉ ra sự kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng trong ngữ liệu.

Xem đáp án » 08/07/2022 1,189

Câu 4:

Người viết đã có những nhận xét gì về tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm?

Xem đáp án » 08/07/2022 1,036

Câu 5:

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện. (10 mẫu)

Xem đáp án » 08/07/2022 968

Câu 6:

Luận điểm được tập trung phân tích, đánh giá trong ngữ liệu là gì?

Xem đáp án » 08/07/2022 896

Bình luận


Bình luận