Câu hỏi:
31/12/2022 750Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Mở đoạn
- Giới thiệu chi tiết kì ảo.
b. Thân đoạn
* Chi tiết kì ảo:
- Thần Trụ trời dùng đầu đội trời rồi đào đất đắp thành cột to chống trời và phá cột, ném đất đá đi khắp nơi.
* Ý nghĩa chi tiết kì ảo:
- Giải thích cho việc phân chia trời đất, sự hình thành các bề mặt địa hình và di tích Cột Chống trời ở Hải Dương.
c. Kết đoạn
Khẳng định ý nghĩa của chi tiết kì ảo.
Mẫu 1
Truyện "Thần Trụ Trời" nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thuộc nhóm thần thoại suy nguyên, kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. Truyện không chỉ hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, dễ hiểu mà còn bởi chi tiết kì ảo. Nổi bật trong truyện là chi tiết thần Trụ Trời dùng đầu đội trời rồi dùng tay đào đất đắp thành cột vừa cao vừa to chống trời. Ít lâu sau, khi cột đã khô và cứng lại, thần phá cột đi và ném đất, đá ra khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt khác nhau. Chi tiết này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích sự phân chia trời đất, lí do hình thành nhiều bề mặt địa hình như: sông, hồ, núi, cao nguyên và di tích Cột chống trời ở Hải Dương. Đồng thời, chi tiết ấy đã thể hiện được trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian.
Mẫu 2
Trong thần thoại Trung Hoa, có một vị thần được xem là vĩ đại nhất, một trong Tam Hoàng Ngũ Đế có tên là “Nữ Oa”. Truyền thuyết Trung Hoa kể lại rằng bà là vị thần sáng thế và là vợ của Phục Hy, đứng đầu Tam Hoàng. Còn trong thần thoại Việt Nam thì khác, vị thần sáng thế nổi tiếng nhất chính là “Thần trụ trời”. Mẫu 3
Truyện “Thần trụ trời” thuộc thể loại thần thoại suy nguyên, nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, kể về nguồn gốc của thế giới. Thần trụ trời có cốt truyện đơn giản, dễ hiểu nhưng không kém phần thú vị và độc đáo bởi truyện được xây dựng nên từ những chi tiết kì ảo. Và chi tiết kì ảo nhất không thể không nhắc đến là chi tiết Thần Trụ Trời đã dùng đầu đội trời và tay đào đất, đắp thành cột to cao để chống trời, từ đó đất trời mới phân đôi. Khi trời cao và cứng, thần phá tan cột đó đi ném đất đá khắp nơi tạo thành núi và đảo, biển thì được hình thành do chỗ đất lõm thần lấy để đắp cột.
Mẫu 4
Thần trụ trời xuất hiện khi trời đất là “một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo”, chưa có bất kể thứ gì hay con người, con vật. Thần trụ trời có thân hình vô cùng khổng lồ, chân dài “không kể xiết”. Nhưng rồi ta lại thấy được vị thần với sắc vóc và sức mạnh khổng lồ đó làm công việc thật bình dị, nhưng cũng thật phi thường đó là “Một hôm, thần vươn vai đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên. Thần đào đất, khuân đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời.” Việc làm này của thần bình dị vì nó như việc làm của những người lao động thực thụ là “đào đất, khuân đá”, đắp cột và thần “một mình hì hục đào, đắp”, nhưng nó lại phi thường bởi Thần Trụ Trời không phải đào đất, khuân đá để xây một ngôi nhà hay trồng một cái cây, mà thần đang đắp cột để “chống trời”. Đây là công việc mà không một con người bình thường nào có thể làm được, ngoài vị “Thần Trụ Trời” khổng lồ. Cây cột mà “Thần Trụ Trời” đắp “đẩy vòm trời lên tận mây xanh” và rồi từ đó trời đất mới được phân đôi. Sau khi trời khô cứng, cây cột được thần phá tan đi, ném đất đá khắp nơi tạo thành núi đồi và đảo, còn những chỗ lõm do thần lấy đất đắp cột đã trở thành biển. Để có thể tạo thành núi đồi, đảo và biển mênh mông như vậy chứng tỏ cây cột trụ trời đó phải to lớn khủng khiếp, chỉ có trong trí tưởng tượng. Chính nhờ những chi tiết kì ảo như vậy mà người Việt xưa đã lý giải được cho việc hình thành đất trời, đồi núi và biển đảo. Truyện Thần Trụ Trời còn mang đậm tính dân tộc bởi truyện còn đề cập đến vết tích hiện nay còn có cột trụ trời nằm “ở núi Thạch Môn, vùng Hải Dương. Núi ấy còn gọi là Kình Thiên Trụ tức Cột chống Trời.” Chi tiết này để khẳng định Truyện Thần Trụ Trời là của dân tộc Việt Nam tạo ra, trên chính lãnh thổ của mình.
Mẫu 5
Truyện Thần Trụ Trời với chi tiết kì ảo kể lại việc Thần Trụ Trời sáng thế đã mang chúng ta đến với thế giới thần thoại đầy ngạc nhiên và lí thú. Chi tiết kì ảo này khiến cho truyện “Thần Trụ Trời” trở nên đặc sắc hơn, cũng như thể hiện tính sáng tạo và trí tượng tượng phong phú của người Việt Cổ khi xưa. Chính những câu truyện thần thoại với các yếu tố kì ảo như truyện “Thần Trụ Trời” đã góp phần tạo nên nền văn học dân gian Việt Nam thuở sơ khai.
Mẫu 6
Trong hệ thống truyện thần thoại của Việt Nam về sự sáng lập vũ trụ, truyện Thần Trụ trời được coi như truyện mở đầu, tiếp theo đó là các truyện về các thần khác như thần Mưa, thần Biển, thần Gió, thần Mặt Trời, Mặt Trăng và tiếp đến nữa là các truyện về thần sáng tạo ra muôn vật và loài người như Cuộc tu bổ các giống vật, Mười hai bà mụ. Truyện kể rằng, thời ấy chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, chưa được phân chia rõ ràng. Thần Trụ Trời đã đào đất, khiêng đá đắp thành cột để chống trời. Phân chia trời đất. Qua truyện thần thoại này, người Việt cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo.
Mẫu 7
Truyện "Thần Trụ Trời" nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thuộc nhóm thần thoại suy nguyên, kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. Truyện không chỉ hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, dễ hiểu mà còn bởi chi tiết kì ảo. Nổi bật trong truyện là chi tiết thần Trụ Trời dùng đầu đội trời rồi dùng tay đào đất đắp thành cột vừa cao vừa to chống trời. Ít lâu sau, khi cột đã khô và cứng lại, thần phá cột đi và ném vung đất, đá ra khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt khác nhau. Chi tiết này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích sự phân chia trời đất, lí do hình thành nhiều bề mặt địa hình như: sông, hồ, núi, cao nguyên và di tích Cột chống trời ở Hải Dương. Đồng thời, chi tiết ấy đã thể hiện được trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người xưa về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào các hình tượng đó?
Câu 2:
Xác định thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong từng truyện kể.
Câu 3:
Công việc của thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió là gì? Công việc đó được miêu tả như thế nào, nhằm mục đích gì?
Câu 4:
Trong cái nhìn của con người thời cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có hình dạng và tính khí ra sao? Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở nào?
Câu 5:
Hãy chỉ ra một số dấu hiệu giúp người đọc nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên.
Câu 6:
Trong những điều làm nên vẻ đẹp “một đi không trở lại” của thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Theo bạn, niềm tin ấy có còn sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Vì sao?
Câu 7:
Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm truyện. Từ đó, nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên.
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)
về câu hỏi!