Câu hỏi:
13/07/2024 1,069Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Dàn ý đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió
2. Thân đoạn:
- Bắt đầu phân tích chi tiết kì ảo
* Chi tiết kì ảo:
- Đứa con của Thần Gió bị đày xuống trần bắt đi chăn trâu cho người mất gạo. Sau đó ít lâu, bị Ngọc Hoàng bắt hóa thành cây ngải.
* Ý nghĩa chi tiết kì ảo:
- Giải thích hiện tượng gió lốc và câu chuyện về cây ngải báo gió, trị bệnh cảm trâu theo dân gian.
3. Kết đoạn:
Khẳng định lại ý nghĩa của chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió
Mẫu 1
Trong hệ thống truyện thần thoại của Việt Nam về sự sáng lập vũ trụ, và loài vật trong đó có truyện kể về "Thần Gió". Dựa trên sự tri giác về các sự vật, hiện tượng diễn ra, các tác giả dân gian đã sáng tạo nên chi tiết kì ảo: đứa con thần Sét vì nghịch quạt làm gió thổi chơi khiến bát gạo của người đàn ông văng xuống ao nên bị Ngọc Hoàng trừng phạt. Ngài đày con thần Gió xuống trần, bắt đi chăn trâu cho người mất gạo. Ít lâu sau, Ngọc Hoàng lại bắt con thần gió hóa làm cây ngải để báo tin gió cho thiên hạ. Mục đích của việc sáng tạo ra chi tiết kì ảo này nhằm giải thích cho hiện tượng gió lốc trước khi mưa bão và cách nhận biết các hiện tượng tự nhiên của tác giả dân gian thông qua cây ngải. Đồng thời, nó còn cho thấy kinh nghiệm của tác giả dân gian trong việc dùng lá ngải để chữa bệnh cảm cho trâu.
Mẫu 2
Hệ thống thần thoại suy nguyên có rất nhiều truyện kể về nguồn gốc vũ trụ và loài vật trong đó có truyện kể về "Thần Gió". Dựa trên sự tri giác về các sự vật, hiện tượng diễn ra, các tác giả dân gian đã sáng tạo nên chi tiết kì ảo: đứa con thần Sét vì nghịch quạt làm gió thổi chơi khiến bát gạo của người đàn ông văng xuống ao nên bị Ngọc Hoàng trừng phạt. Ngài đày con thần Gió xuống trần, bắt đi chăn trâu cho người mất gạo. Ít lâu sau, Ngọc Hoàng lại bắt con thần gió hóa làm cây ngải để báo tin gió cho thiên hạ. Mục đích của việc sáng tạo ra chi tiết kì ảo này nhằm giải thích cho hiện tượng gió lốc trước khi mưa bão và cách nhận biết các hiện tượng tự nhiên của tác giả dân gian thông qua cây ngải. Đồng thời, nó còn cho thấy kinh nghiệm của tác giả dân gian trong việc dùng lá ngải để chữa bệnh cảm cho trâu.
Mẫu 3
Kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu chuyện hay, chứa đựng những nội dung và ý nghĩa sâu xa. Một trong số đó ta không thể không nhắc đến thể loại thần thoại. Với đặc trưng là những chi tiết kì ảo, hư cấu nhưng cực kì cuốn hút, thần thoại đã mang đến cho bạn đọc nhiều cảm xúc khác nhau về những sự kiện thường nhật. Tiêu biểu phải kể đến chính là chi tiết con của Thần gió bị đày xuống dưới hạ giới để đi chăn trâu và sau này hóa thành cây ngải tướng quân để đưa tin được trích từ thần thoại Thần Gió. Thần Gió có người con ham chơi, một lần không để ý con ngài đã dùng chiếc quạt của ngài thổi bay bát gạo của người nông dân bị phạt đày xuống dưới hạ giới làm kẻ chăn trâu cho nhà họ và sau này hóa thân thành cây ngải tướng quân để báo tin cho thiên hạ. Chi tiết kì ảo này lí giải cho hiện tượng có cây ngải tướng quân và tác dụng của cây ngải tướng quân đối với con người, đối với cuộc sống, bên cạnh đó còn tạo ra những câu chuyện thú vị truyền lại cho con cháu đời sau, làm phong phú thêm cho kho tàng văn học dân gian nước nhà. Chính chi tiết này cũng làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn hơn, đồng thời giải thích cho những hiện tượng, sự vật có trong tự nhiên một cách tinh tế, khéo léo và dễ tiếp thu hơn. Nhiều năm tháng qua đi nhưng câu chuyện vẫn còn được lưu truyền rộng rãi đến tận ngày nay và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng các thế hệ độc giả.
Mẫu 4
Mỗi câu chuyện thần thoại đều mang đến những điều thú vị mà chúng ta cần tìm hiểu. Câu chuyện thần gió cũng vậy. Nếu bạn đã đọc truyện thần Trụ Trời, thần Sấm thần Sét thì không còn lạ lẫm gì đến với thể loại truyện này.
Thần gió một hình dạng kỳ quặc, thần không có đầu. Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tuỳ theo lệnh Ngọc Hoàng. Những lúc thần Gió phối hợp với thần Mưa có khi cả thần Sét nữa cùng hoạt động là những lúc đáng sợ nhất. Thỉnh thoảng thần xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời.
Nhưng vị thần có một đứa con còn nhỏ hay nghịch ngợm, một hôm gặp khi thần đi vắng, người con ở nhà giở quạt của cha làm gió thổi chơi. Lúc ấy ở hạ giới có một người vì mất mùa đói khổ, cái ăn tìm không ra. Và gây ra tác hại khiến cho người dưới hạ giới chịu khổ.
Ngọc Hoàng nghe rõ câu chuyện mới đòi thần Gió đến quở trách. Thần Gió thú thật là có đứa con ở nhà nghịch bậy. Ngọc Hoàng cho đó là tội không thể tha thứ được mới đày con thần Gió xuống trần bắt đi chăn trâu cho người mất gạo kia.
Tác giả dân gian đã lựa chọn được hình ảnh, nghệ thuật đặc sắc để diễn tả câu chuyện. Khắc họa qua các chi tiết kỳ ảo, sinh động về hai vị thần rất thành công trong việc đưa người đọc đến với hình ảnh của người dân thời xưa đối mặt với hiện tượng như thế này.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người xưa về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào các hình tượng đó?
Câu 2:
Xác định thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính trong từng truyện kể.
Câu 3:
Công việc của thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió là gì? Công việc đó được miêu tả như thế nào, nhằm mục đích gì?
Câu 4:
Trong cái nhìn của con người thời cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có hình dạng và tính khí ra sao? Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở nào?
Câu 5:
Hãy chỉ ra một số dấu hiệu giúp người đọc nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên.
Câu 6:
Trong những điều làm nên vẻ đẹp “một đi không trở lại” của thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Theo bạn, niềm tin ấy có còn sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Vì sao?
Câu 7:
Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm truyện. Từ đó, nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên.
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)
về câu hỏi!