Câu hỏi:
13/07/2024 3,899Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Thị Hến
1. Mở bài: giới thiệu vở tuồng, đoạn trích và nhân vật.
2. Thân bài:
a. Phân tích nhân vật Thị Hến:
* Hoàn cảnh của nhân vật: sau khi được tha bổng ở huyện đường, Thị Hến bị Sư Nghêu - gã thầy tu sa đọa đến tán tỉnh. Nhân dịp này, Thị cho mời cả hai tên Đề Hầu và Huyện Trìa tới nhà.
* Tính cách, phẩm chất: Thông minh, khôn khéo:
- m mưu: khiến Huyện Trìa, Thầy Nghêu, Đề Hầu sập bẫy.
- Hành động:
+ Hẹn gặp cùng lúc Huyện Trìa, Thầy Nghêu, Đề Hầu.
+ Khi Đề Hầu đến, Thị Hến mách nước cho thầy Nghêu chui xuống gầm phản.
+ Thị Hến hỏi Đề Hầu về tội phá giới của thầy tu.
+ Khi Huyện Trìa đến, Thị Hến hỏi Huyện Trìa về tội của thầy tu phá giới khiến thầy Nghêu sợ hãi chui ra và tố cáo Đề Hầu.
- Tâm trạng: Vui mừng khi thành công khiến ba nhân vật mắc mưu và bẽ mặt.
b. Đánh giá về nhân vật:
- Thị Hến là người phụ nữ thông minh, sắc sảo.
- Thông qua nhân vật, tác giả dân gian đã:
+ Vạch trần bộ mặt xấu xí của một bộ phận trong xã hội xưa.
+ Đề cao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: khắc họa thông qua lời nói và hành động.
3. Kết bài: khẳng định ý nghĩa, giá trị của nhân vật đối với đoạn trích và toàn bộ vở tuồng.
Mẫu 1
Khi nhắc tới các vở tuồng hài nổi tiếng, chúng ta không thể bỏ qua "Nghêu, Sò, Ốc, Hến". Trong đó, trích đoạn "Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến" thuộc lớp XIX của vở tuồng đã mang đến những tiếng cười sâu cay, trào phúng về hiện thực xã hội xưa. Thông qua nhân vật Thị Hến, tác giả dân gian cũng khéo léo bày tỏ thái độ đề cao, trân trọng người phụ nữ sắc sảo, thông minh.
Ngay ở phần mở đầu đoạn trích, người đọc đã có hình dung rõ nét về hoàn cảnh nhân vật Thị Hến:
"Dốc thờ chồng suối bạc cho toàn,
Lại bị quỷ nhà chay tới phá."
Có thể thấy, Thị Hến sống trong cảnh "chăn đơn gối chiếc". Thị ở vậy một mình và dốc lòng thờ cúng chồng nơi suối bạc. Thế nhưng, cuộc sống lại chẳng hề bình yên vì có những kẻ bỉ ổi, suy đồi nhân cách tìm đến quấy rầy. Sau khi được tha bổng ở huyện đường, Thị Hến lại bị Sư Nghêu mò tới tán tỉnh. Nhân dịp này, Thị mời cả hai tên chức dịch mê gái là Đề Hầu và Huyện Trìa đến nhà. Bằng sự mưu trí của mình, Thị đã khiến ba kẻ ham sắc bẽ mặt.
Trước hết, Thị Hến vô cùng thông minh, nhanh trí khi tạo ra "cuộc hội ngộ" giữa Sư Nghêu, Đề Hầu và Huyện Trìa. Cuộc hội ngộ này chính là âm mưu của Thị - khiến ba nhân vật sập bẫy, chịu một phen nhục nhã ê chề.
Trong lúc trò chuyện cùng Sư Nghêu, nghe thấy tiếng gọi ngoài cửa, dẫu đã biết là Đề Hầu nhưng Thị Hến vẫn tỏ ra ngạc nhiên "(Ủa) Tiếng ai kêu chi lạ? Hay thầy Lại tới đây". Thậm chí, Thị còn khéo léo rủ Sư Nghêu ra chào hỏi để kẻo mắc tội với thầy Đề. Việc này càng làm Sư Nghêu thêm lo lắng mà hỏi chỗ trốn. Đây cũng chính là điều mà Thị Hến dự tính. Vì thế, dựa theo âm mưu ban đầu, Thị đã mách nước cho hắn chui xuống gầm phản "Dưới phản ngựa thầy mau xuống đó". Thực chất, Thị Hến muốn dùng cách bao che này để tiến hành những hành động tiếp theo.
Đón Đề Hầu vào nhà, Thị dùng lời nói hết sức ngon ngọt "Đành đôi ta là cái duyên hằng/ (Thế mà) Không nghe đó, sao cho nên việc, (thưa thầy)". Thị đon đả chào hỏi thầy Đề như một vị khách quý. Trong khi Đề Hầu vội vã đề cập tới chuyện ái ân, giao duyên thì Thị lại tỏ ra hết sức bình tĩnh "Ái ân việc còn thong thả,/ Rượu trà xin hãy vui chơi". Tiếp đến, Thị còn ẩn ý hỏi thăm về tội phá giới của thầy tu "Tu (mà) phá giới tội chi trọng khinh (thưa thầy?)". Thấy người đẹp thắc mắc , Đề Hầu không ngại trình bày "Trong luật lệ rất to,/ Hễ phá giới tức hành trảm quyết!". Tưởng như đây chỉ là cuộc hội thoại đơn thuần kẻ hỏi người đáp nhưng chính nó đã mở ra hiềm khích, mâu thuẫn giữa hai nhân vật Sư Nghêu và thầy Đề. Như vậy, một phần kế hoạch, mưu mô của Thị đã diễn ra chính xác, thuận lợi.
Sự thông minh, khôn khéo ở Thị Hến tiếp tục được khắc họa trong phân cảnh Huyện Trìa đến nhà. Cũng giống như Đề Hầu, Thị dùng lời lẽ nhẹ nhàng để mời chào tên quan tham lam, dối trá "Rượu trà hãy xin mời,/ Ái ân rồi có đó.". Thị vờ như chưa biết mà hỏi về tội của thầy tu phá giới. Để rồi, câu trả lời đến từ Huyện Trìa đã thành công khiến thầy Nghêu sợ hãi chui ra khỏi gầm giường. Với bản chất hèn nhát, ham sống sợ chết ăn sâu trong máu, gã thầy tu sa đọa sẵn sàng tố cáo tội trạng của Đề Hầu "...chớ thầy Đề ngồi trong thúng mơ nói mới ức chớ!", "(Chứ thầy Đề)/ Chỉ thị dâm ô chi loại!". Giờ đây, âm mưu mà Thị Hến bày ra đã thành công. Thầy Đề phải lồm cồm bò ra, ba tên hám sắc cùng xuất đầu lộ diện.
Sau khi khiến thầy tu phá giới và hai tên chức dịch đồi bại nhân cách - Huyện Trìa, Đề Hầu mắc mưu và bẽ mặt ê chề, Thị Hến vô cùng vui mừng. Thị cảm thấy hạnh phúc, sung sướng vì mưu kế đã thành "Kế hoan nhiên! Kế hoan nhiên!". Từ đây, không còn ai đến nhà Thị quấy rối, làm bậy nữa "Thế thầy tu hết tới ngõ nói điên/ Rày quan huyện hết đến nhà làm bậy". Sau tất cả, Thị vẫn giữ vững tiết hạnh, phẩm chất đáng quý của người phụ nữ.
Bằng việc xây dựng nhân vật thông qua lời nói và hành động, tác giả dân gian đã khắc họa rõ nét nhân vật Thị Hến - một người thông minh, sắc sảo. Từ đó, bày tỏ thái độ đề cao, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Ngoài ra, tác giả dân gian cũng phê phán, mỉa mai hiện thực xã hội đương thời với sự suy đồi, biến chất về nhân cách, đạo đức.
Mẫu 2
Có thể nói, Thị Hến trong đoạn trích "Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến" quả là người khôn khéo, sáng suốt. Đứng trước cái dung tục, tầm thường, Thị đã dũng cảm vạch trần, khiến bọn hám sắc thêm nhục nhã, bẽ mặt.
Thị Hến là một người phụ nữ góa chồng, thông minh và nhiều mưu mẹo, bản lĩnh. Khi biết cả ba người đàn ông Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu đều mê mẩn minh, cô đã tìm cách lừa cả ba ông và khiến cho ba ông tự xử lỗi lầm của mình. (Kế hoan nhiên! Kế hoan nhiên).
- Tuy nhiên, Thị Hến cũng là người biết giữ gìn phẩm hạnh: Giữ tiết hạnh một đường cho toại/ Nỗi nhân duyên đôi chữ không màng
Mẫu 3
- Thị Hến: là một người phụ nữ góa chồng Phận góa bụa hôm mai côi cút. Thị Hến thể hiện sự thông minh, sắc sảo của mình khi tự thân đối mặt với sự háo sắc, đểu cáng của ba nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu và Thầy Nghêu. Cô nàng lừa được ba tên đó vào tròng và cuối cùng để họ tự xử nhau. Tuy nhiên, Thị Hến cũng là người biết giữ gìn phẩm giá, tự trọng chính mình Giữ tiết hạnh một đường cho toại.
Mẫu 4
Thị Hến là người đàn bà góa chồng nhưng thông minh và bản lĩnh. Khi cả 03 nhân vật có tiếng tăm trong làng để ý mình vì mục đích xấu, cô đã đưa 03 tên háo sắc vào bẫy của mình, khiến họ xấu hổ và ê chề lẫn nhau. Điều đó chứng tỏ, Thị Hến là người đàn bà rất coi trọng phẩm hạnh, là người phụ nữ thông minh, sắc sảo, đáng khen ngợi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 3:
Câu 4:
Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập ở dưới:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ quống mười tháng Ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác, Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi tưởng niệm vô cội nguồn dân tộc luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiệm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.
Từ xa xưa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị trí đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bảng ngọc phải viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601, sao chép đóng dấu kiểm để lại Đến Hùng, nói rằng: “… Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đúc Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất, sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.
(Theo Uyên Linh, baodautu.vn)
Câu hỏi:
Đoạn trích trên viết về đề tài gì? Tóm tắt trong khoảng 3 – 4 dòng.
Câu 5:
Phân tích ý nghĩa của một thông tin mà em tâm đắc nhất khi đọc đoạn trích (trình bày trong khoảng 6-8 dòng).
Câu 6:
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!