Câu hỏi:
12/02/2023 1,665Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
I. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng nghiện game của học sinh trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,...).
II. Thân bài
1. Giải thích khái niệm
- Game: là cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động,... được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay.
- Nghiện: là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó.
- Nghiện game: là hiện tượng đầu nhập quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn.
2. Nêu thực trạng
- Nhiều học sinh, sinh viên dành trên 4 giờ mỗi ngày cho việc chơi game
- Nhiều tiệm Internet vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh
- Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game...
3. Nguyên nhân
- Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ
- Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo
- Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ
- Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ...
4. Hậu quả
- Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút
- Ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tốn tiền của
- Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội...
5. Rút ra bài học và lời khuyên:
- Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí vừa phải.
- Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game trong nhà trường, gia đình và xã hội.
- Các cơ quan nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game.
III. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề (tác hại của nghiện game online, vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết kịp thời,...)
- Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyết đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn.”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.”
(“Học vấp ngã để từng bước thành công - John C.Maxwell)
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 4:
về câu hỏi!