Câu hỏi:
12/07/2024 2,362Hãy mô tả một vài cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể người. Nếu cơ chế tự điều chỉnh này không hoạt động tốt thì sẽ dẫn đến các bệnh lí như thế nào?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
- Một vài cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể người:
+ Cơ chế tự điều hòa nhiệt của cơ thể người: Khi trời nóng, cơ thể toát mồ hôi và giãn mạch để thải nhiệt qua da ra bên ngoài giúp làm mát cơ thể. Khi trời lạnh, các mạch máu dưới da co lại, có phản ứng run rẩy để sinh nhiệt giúp làm ấm cơ thể.
+ Cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu của cơ thể người: Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng (do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi…), thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời, cơ thể có cảm giác khát nước để uống nước vào. Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm, thận tăng thải nước giúp duy trì áp suất thẩm thấu.
+ Cơ chế điều hòa lượng đường của cơ thể: Sau bữa ăn, nồng độ glucose trong máu tăng cao → tuyến tụy tiết ra insulin kích thích tế bào gan chuyển glucose thành glycogen dự trữ → nồng độ glucose trong máu giảm và duy trì ổn định. Khi đói, nồng độ glucose trong máu giảm → tuyến tụy tiết ra glucagon kích thích tế bào gan chuyển glycogen thành glucose đưa vào máu → nồng độ glucose trong máu tăng lên và duy trì ổn định.
- Nếu cơ chế tự điều chỉnh không hoạt động tốt, các điều kiện lí hóa của môi trường trong (máu, bạch huyết và dịch mô) biến động và không duy trì được sự ổn định, sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tế bào, các cơ quan, thậm chí gây ra tử vong.
Đã bán 121
Đã bán 321
Đã bán 218
Đã bán 1k
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tin sinh học nghiên cứu những gì? Nêu một số ứng dụng của tin sinh học.
Câu 2:
Vật sống khác với vật không sống vì nó có đặc điểm đặc trưng nào dưới đây?
A. Có khả năng di chuyển.
B. Có khả năng đáp ứng với tín hiệu.
C. Được cấu tạo từ tế bào.
D. Có cấu tạo phức tạp.
Câu 3:
Trình tự các sự kiện nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học?
A. Đặt câu hỏi → Quan sát → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.
B. Quan sát → Hình thành giả thuyết → Đặt câu hỏi → Phân tích kết quả → Thiết kế thí nghiệm → Rút ra kết luận.
C. Quan sát → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.
D. Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Đặt ra câu hỏi → Rút ra kết luận.
Câu 4:
Darwin là nhà khoa học lỗi lạc đã đưa ra học thuyết tiến hóa Chọn lọc tự nhiên và tự mình làm rất nhiều thí nghiệm kiểm chứng học thuyết của mình. Khi quan sát thấy các cây nắp ấm bắt và ăn thịt các loài côn trùng, ông đã đưa ra giả thuyết cho rằng cây sống ở vùng đất thiếu nitrogen nên chúng phải bắt côn trùng và phân giải protein để lấy nitrogen. Theo em, ông đã làm thí nghiệm như thế nào để tìm bằng chứng ủng hộ giả thuyết của mình?
Câu 5:
Phương án nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các cấp độ tổ chức của thế giới sống?
A. Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào → Mô → Hệ cơ quan → Cơ quan → Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái.
B. Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái.
C. Nguyên tử → Phân tử → Tế bào → Bào quan → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái.
D. Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào → Cơ thể → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái.
Câu 6:
Hãy nêu các bằng chứng sinh học phân tử cho thấy mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung tổ tiên.
20 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 18 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 16 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 18 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 17 có đáp án
16 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 13 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 16 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 17 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 14 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận