Câu hỏi:

12/07/2024 767

Hãy tìm hiểu và mô tả thí nghiệm chứng minh màng sinh chất có tính khảm động.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Thí nghiệm chứng minh cấu trúc khảm – động của màng sinh chất:

- Đánh dấu protein màng tế bào ở người và protein màng tế bào ở chuột bằng các chất phát quang khác nhau. Sau đó dung hợp tế bào người với tế bào chuột để hợp nhất hai tế bào này thành một tế bào lai có chung một màng sinh chất.

- Kết quả sau một thời gian dung hợp hai tế bào, các protein của tế bào người và protein của tế bào chuột di chuyển đan xen với nhau trên màng của tế bào lai.

→ Chứng tỏ ít nhất cũng có một số protein màng có khả năng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác theo chiều ngang trong lớp phospholipid kép.

Màng sinh chất có tính khảm động vì:

- Cấu trúc “khảm” có nghĩa là các protein màng được đan xen vào những vị trí nhất định trên màng; còn “động” hay “lỏng” là các thành phần của màng không cố định cứng nhắc mà có thể di chuyển giúp chúng thực hiện các chức năng khác nhau. Mức độ “lỏng” của màng tế bào như độ lỏng của dầu ăn, các phân tử phospholipid nằm sát nhau và gắn kết với nhau bằng tương tác kị nước và tương tác van der Waal nên sự gắn kết giữa các phân tử là tương đối lỏng lẻo, dẫn đến chúng có thể tự do di chuyển trong cùng một lớp phospholipid. Tốc độ di chuyển của các phân tử của màng phụ thuộc vào mật độ phân tử phospholid. Nếu màng có nhiều cholesterol cũng làm giảm mức độ di chuyển của các phân tử.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cấu trúc nào sau đây có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật?

A. Lục lạp.

B. Ti thể.

C. Không bào trung tâm.

D. Thành tế bào.

Xem đáp án » 12/07/2024 3,297

Câu 2:

Các tế bào tuyến tụy sẽ kết hợp với các amino acid được đánh dấu phóng xạ vào protein. “Dấu” đó của các protein mới tổng hợp giúp nhà nghiên cứu xác định vị trí của nó. Trong trường hợp này, chúng ta có thể theo dấu enzyme do các tế bào tuyến tụy tiết ra. Con đường đó có thể là con đường nào dưới đây?

A. Lưới nội chất → Bộ máy Golgi → Nhân → Màng sinh chất.

B. Lưới nội chất → Bộ máy Golgi → Túi vận chuyển → Màng sinh chất.

C. Bộ máy Golgi → Túi vận chuyển → Màng sinh chất → Lưới nội chất.

D. Lưới nội chất → Lysosome → Túi vận chuyển → Màng sinh chất.

Xem đáp án » 12/07/2024 2,347

Câu 3:

Cấu trúc nào dưới đây không thuộc hệ thống màng nội bào?

A. Lục lạp.

B. Mạng lưới nội chất.

C. Bộ máy Golgi.

D. Màng nhân.

Xem đáp án » 12/07/2024 1,950

Câu 4:

Ở tế bào nhân thực, ti thể có màng kép, bộ máy Golgi có màng đơn. Nếu ti thể mất đi một lớp màng, còn bộ máy Golgi có màng kép thì có thể ảnh hưởng như thế nào đến chức năng của chúng?

Xem đáp án » 13/07/2024 1,745

Câu 5:

Mỗi câu sau đây đúng hay sai? Giải thích.

(1) Mỗi tế bào đều có: màng, tế bào chất, các bào quan và nhân.

(2) Tế bào thực vật có: thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, không bào, lục lạp, ti thề, trung thể và nhân.

(3) Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở chỗ có thành tế bào, có không bào, có lục lạp chứa chất diệp lục.

(4) Chỉ có tế bào vi khuẩn mới có cấu trúc thành tế bào.

Xem đáp án » 13/07/2024 1,720

Câu 6:

Hình bên mô tả cấu tạo của một tế bào vi khuẩn.

- Hãy chú thích tên các cấu trúc của tế bào thay cho các số trong hình.

- Về mặt chức năng, cấu trúc số 1 và số 7 khác nhau ở điểm nào? Đó là thành phần gì? Nêu vai trò và bản chất hoá học của nó.

- Cấu trúc số 3 chứa một thành phần không gặp ở bất kì sinh vật nhân thực nào?

- Cho 3 ví dụ về vi khuẩn có cấu trúc số 2.

Hình bên mô tả cấu tạo của một tế bào vi khuẩn (ảnh 1)

Xem đáp án » 13/07/2024 1,486

Câu 7:

Trong cơ thể động vật, hai tế bào nhận biết nhau dựa vào đặc điểm cấu tạo nào trên tế bào? Nêu một số vai trò quan trọng của sự nhận biết tế bào trong các hoạt động sống của động vật.

Xem đáp án » 13/07/2024 1,345

Bình luận


Bình luận