Câu hỏi:
12/07/2024 1,101Nấm men là một sinh vật lí tưởng để nghiên cứu các quá trình sống của tế bào như phát triển và di truyền. Nó có thể sinh trưởng được trên nhiều môi trường với các nguồn dinh dưỡng khác nhau. Với tính chất này, người ta có thể tách và phân tích các đột biến khác nhau ở nấm men gắn với chức năng nhất định của các bào quan trong tế bào.
a) Một đột biến làm nấm men không thể sinh trưởng được trên môi trường có nguồn dinh dưỡng chính là oleat (một acid béo dạng chuỗi dài). Đột biến này đã gây ra khiếm khuyết ở bào quan nào?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Nấm men không thể sinh trưởng trên oleat nghĩa là oleat không cung cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào, nên chắc chắn sẽ xảy ra đột biến khiếm khuyết ở ty thể và peroxisome.
- Oleat là một acid béo dạng chuỗi dài nên chúng được beta – oxy hóa tại peroxisome, cắt oleat thành acetyl – CoA.
- Sau đó acetyl – CoA được đưa vào ty thể thực hiện chu trình Krebs cung cấp năng lượng cho tế bào.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cấu trúc nào sau đây có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật?
A. Lục lạp.
B. Ti thể.
C. Không bào trung tâm.
D. Thành tế bào.
Câu 2:
Mỗi câu sau đây đúng hay sai? Giải thích.
(1) Mỗi tế bào đều có: màng, tế bào chất, các bào quan và nhân.
(2) Tế bào thực vật có: thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, không bào, lục lạp, ti thề, trung thể và nhân.
(3) Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở chỗ có thành tế bào, có không bào, có lục lạp chứa chất diệp lục.
(4) Chỉ có tế bào vi khuẩn mới có cấu trúc thành tế bào.
Câu 3:
Cấu trúc nào dưới đây không thuộc hệ thống màng nội bào?
A. Lục lạp.
B. Mạng lưới nội chất.
C. Bộ máy Golgi.
D. Màng nhân.
Câu 4:
Các tế bào tuyến tụy sẽ kết hợp với các amino acid được đánh dấu phóng xạ vào protein. “Dấu” đó của các protein mới tổng hợp giúp nhà nghiên cứu xác định vị trí của nó. Trong trường hợp này, chúng ta có thể theo dấu enzyme do các tế bào tuyến tụy tiết ra. Con đường đó có thể là con đường nào dưới đây?
A. Lưới nội chất → Bộ máy Golgi → Nhân → Màng sinh chất.
B. Lưới nội chất → Bộ máy Golgi → Túi vận chuyển → Màng sinh chất.
C. Bộ máy Golgi → Túi vận chuyển → Màng sinh chất → Lưới nội chất.
D. Lưới nội chất → Lysosome → Túi vận chuyển → Màng sinh chất.
Câu 5:
Trong các phát biểu về đặc trưng của các ribosome liên kết ở tế bào nhân thực dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
(I) Các ribosome liên kết có màng riêng bao bọc.
(II) Ribosome liên kết có cấu trúc khác với ribosome tự do.
(III) Ribosome liên kết chỉ tổng hợp protein màng và protein tiết.
(IV) Ribosome liên kết thường bám vào mặt trong của màng tế bào.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6:
Hình bên mô tả cấu tạo của một tế bào vi khuẩn.
- Hãy chú thích tên các cấu trúc của tế bào thay cho các số trong hình.
- Về mặt chức năng, cấu trúc số 1 và số 7 khác nhau ở điểm nào? Đó là thành phần gì? Nêu vai trò và bản chất hoá học của nó.
- Cấu trúc số 3 chứa một thành phần không gặp ở bất kì sinh vật nhân thực nào?
- Cho 3 ví dụ về vi khuẩn có cấu trúc số 2.
Câu 7:
31 câu Trắc nghiệm Sinh Học 10 Bài 11 (có đáp án): Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 có đáp án
29 câu Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 8 (có đáp án): Tế bào nhân thực
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 9 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Cánh diều Bài 7 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
về câu hỏi!