Câu hỏi:
12/07/2024 1,274Epinephrine tác động lên tế bào cơ tim làm cho tế bào tiêu thụ nhiều glucose, co nhanh hơn và làm tăng nhịp tim, Tuy vậy, đối với tế bào cơ bao xung quanh phổi và đường dẫn khí thì epinephrine lại gây nên đáp ứng ngược lại (làm tế bào cơ dãn ra cho phép nhiều khí hơn đi vào phổi). Hãy giải thích tại sao cùng một loại tín hiệu (epinephrine) lại gây nên đáp ứng khác nhau ở các tế bào cơ tim và tế bào cơ bao quanh phổi và đường hô hấp.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Cùng một loại tín hiệu (epinephrine) lại gây nên đáp ứng khác nhau ở các tế bào cơ tim và tế bào cơ bao quanh phổi và đường hô hấp : Vì đó là do các loại thụ thể, con đường truyền tín hiệu và các protein đáp ứng ở các tế bào là khác nhau.
+ Epinephrine kích thích tế bào cơ tim làm cho tế bào tiêu thụ nhiều glucose, co bóp mạnh làm tim đập nhanh hơn nhưng cũng làm các tế bào cơ xung quanh phổi dãn ra và cho phép nhiều khí đi vào phổi. Nguyên nhân dẫn đến sự đáp ứng khác nhau với cùng một tín hiệu của các tế bào là do các tế bào chuyên hóa có các nhóm gene khác nhau hoạt động nên có các protein thụ thể là khác nhau.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Những chất như thế nào có thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid của màng tế bào và tốc độ khuếch tán của chúng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Giải thích.
Câu 2:
Đáp ứng của tế bào đích khi nhận tín hiệu có thể là
A. thay đổi hoạt tính enzyme.
B. thay đổi sự biểu hiện của các gene.
C. đóng hay mở kênh vận chuyển ion trên màng tế bào.
D. cả A, B và C.
Câu 3:
Những phát biểu nào dưới đây về các protein vận chuyển ở màng tế bào là đúng ?
A. Khi protein kênh vận chuyển các chất qua màng, nó phải thay đổi cấu hình.
B. Protein mang chỉ đơn giản tạo lỗ trên màng để cho những chất có kích thước phù hợp đi qua.
C. Tế bào có thể điều chỉnh các chất ra, vào tế bào bằng các tín hiệu đóng, mở kênh.
D. Sự thay đổi cấu hình của protein trong quá trình vận chuyển các chất luôn tiêu tốn năng lượng.
Câu 4:
Phân biệt các loại protein vận chuyển trong màng tế bào: protein kênh, protein mang, protein cổng, protein bơm.
Câu 5:
Tại sao tế bào hồng cầu của người không có dạng hình cầu mà lại có dạng hình đĩa lõm hai mặt?
Câu 6:
Những phát biểu nào dưới đây về quá trình truyền tín hiệu trong tế bào là đúng?
A. Tín hiệu được chuyển từ phân tử này sang phân tử khác trong chuỗi truyền tín hiệu.
B. Thụ thể khi nhận tín hiệu sẽ tác động làm thay đổi hình dạng của phân tử kế tiếp tham gia trong chuỗi truyền tín hiệu.
C. Thụ thể có thể là kênh vận chuyển ion qua màng được mở bởi các tín hiệu phù hợp.
D. Mỗi tín hiệu chỉ được truyền bởi một chuỗi các phân tử truyền tín hiệu.
Câu 7:
Glucose được vận chuyển vào trong tế bào mỡ nhờ protein vận chuyển có tên là GLUT 4. Trong một nghiên cứu về tốc độ glucose qua màng tế bào mỡ, người ta thấy trung bình một tế bào có thể vận chuyển với tốc độ tối đa khoảng 1 x 108 phân tử/giây khi tế bào được tiếp xúc với insulin. Cũng trong điều kiện tương tự, nhưng khi không được tiếp xúc với insulin thì tốc độ vận chuyển tối đa glucose vào trong tế bào chỉ khoảng 1 x 107 phân tử/giây. Hãy giải thích insulin làm tăng tốc độ vận chuyển glucose vào trong tế bào bằng cách nào.
về câu hỏi!