Câu hỏi:

12/07/2024 1,203

Trong trồng trọt hiện nay, đặc biệt là trồng cây cảnh, người ta thường sử dụng phân vi sinh. Vậy phân vi sinh là gì? Cơ chế tác dụng của nó đối với đất trồng như thế nào? Nêu ưu, nhược điểm của phân bón vi sinh so với phân bón tổng hợp.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Phân vi sinh là là sản phẩm được sản xuất từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi trong môi trường đất, các vi sinh vật được pha trộn với phân bón và nguyên liệu hữu cơ.

- Cơ chế tác dụng của phân vi sinh đối với đất trồng:

+ Các chủng vi sinh vật cố định đạm trong phân vi sinh chuyển hóa nito không khí thành nito để nuôi cây và giảm lượng đạm trong phân hóa học. Vi sinh vật phân giải hợp chất hữu cơ như cellulose thành chất dinh dưỡng, cải thiện kết cấu và tăng độ phì nhiêu cho đất. Vi sinh vật phân giải silicat có khả năng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đất, đá để giải phóng các ion silic giúp cây trồng dễ hấp thu,…

- Ưu điểm của phân vi sinh so với phân bón tổng hợp: An toàn và thân thiện với môi trường, cải tạo và làm tơi xốp đất, cung cấp dinh dưỡng cho đất, giúp cây hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn, tạo đề kháng bảo vệ cây trồng khỏi các loại bệnh và sâu hại.

-  Nhược điểm của phân vi sinh so với phân bón tổng hợp: Hạn sử dụng ngắn (thường từ 1 - 6 tháng) hoặc mỗi loại chỉ thích hợp cho 1 nhóm cây trồng, cần bảo quản tốt để vi sinh vật trong phân đạt chất lượng tốt nhất, hiệu quả chậm hơn nên phải dùng số lượng lớn.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Các vi sinh vật tự dưỡng có khả năng

A. tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ các chất vô cơ.

B. tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ các chất vô cơ nhờ ánh sáng mặt trời và hệ sắc tố quang hợp.

C. tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng từ các phản ứng oxy hóa các chất vô cơ.

D. tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ nguồn năng lượng ánh sáng và các chất vô cơ.

Xem đáp án » 12/07/2024 13,462

Câu 2:

Những quá trình sản xuất nào sau đây là ứng dụng quá trình tổng hợp của vi sinh vật?

(1) Sản xuất sinh khối (protein đơn bào).

(2) Sản xuất rượu; tương; cà, dưa muối.

(3) Sản xuất các chế phẩm sinh học (chất xúc tác sinh học, gôm, …).

(4) Sản xuất nem chua, nước mắm.

A. (1), (3).

B. (2), (3).

C. (1), (2).

D. (3), (4).

Xem đáp án » 12/07/2024 12,042

Câu 3:

Nhóm vi sinh vật nào sau đây gồm toàn các sinh vật nhân sơ?

A. Tảo đơn bào, nguyên sinh động vật.

B. Vi nấm, động vật đa bào kích thước hiển vi.

C. Vi nấm, vi tảo, vi khuẩn.

D. Vi khuẩn, Archaea.

Xem đáp án » 12/07/2024 11,748

Câu 4:

Trong các sinh vật sau đây: Nấm men, tảo, vi khuẩn lam, vi khuẩn lactic, nấm mốc  có bao nhiêu sinh vật thuộc nhóm tự dưỡng?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem đáp án » 12/07/2024 11,065

Câu 5:

Hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật là

A. phân đôi.

B. nảy chồi.

C. hình thành bào tử.

D. phân mảnh.

Xem đáp án » 12/07/2024 9,583

Câu 6:

Ý nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên?

A. Đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.

B. Phân giải chất thải làm giàu chất dinh dưỡng trong đất.

C. Cộng sinh với các loài khác đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các loài đó.

D. Cung cấp oxygen và chất hữu cơ cho toàn bộ sinh giới.

Xem đáp án » 12/07/2024 9,184

Câu 7:

Vì sao khi làm dưa chua nên phơi héo rau, cần cho thêm đường, đổ nước ngập mặt rau và phải dùng vật nặng nén chặt?

Xem đáp án » 12/07/2024 7,472

Bình luận


Bình luận