Câu hỏi:
13/07/2024 8,313Việc sử dụng acid không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Em hãy tìm hiểu về các tác hại này và trình bày trước lớp.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Việc sử dụng acid không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Cụ thể:
- Acid dư thừa sau sử dụng thải trực tiếp ra môi trường ngấm vào đất làm chua đất, làm rửa trôi các chất dinh dưỡng có trong đất … không những thế chúng còn làm cho cây trồng bị suy yếu và chết hàng loạt. Nhất là đối với những cây nông nghiệp (rau, củ, quả …) môi trường acid sẽ gây ra những thiệt hại lớn …
- Acid dư thừa sau sử dụng thải trực tiếp ra môi trường nước làm giảm độ pH của nước, khiến cho các loài sinh vật bị cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng … Ngoài ra, các loài sinh vật sẽ bị hạn chế phát triển, chết dần và khó có thể tái tạo về môi trường sinh thái ban đầu. Đối với những người dân chuyên sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, thì đây sẽ là một mối nguy cơ lớn gây ảnh hưởng tới đời sống kinh tế và sản xuất của người dân.
- Trong không khí các hạt acid lơ lửng gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới tầm nhìn xa trong không khí gây cản trở tới hoạt động nghiên cứu của các chuyên gia về khí tượng, môi trường…
- Đối với con người, khi da tiếp xúc với môi trường không khí bị ô nhiễm do acid sẽ gây ra các bệnh về da như mẩn ngứa, nấm, viêm da, gây mụn nhọt, mụn trứng cá… Sử dụng nước dư acid trong ăn uống còn gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, gây ra các bệnh về đường ruột như trào ngược dạ dày, đau dạ dày, ợ hơi, khó tiêu… Trẻ em sử dụng nước dư acid thường xuyên sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh, não bộ, thậm chí là tử vong. Về lâu dài, nước dư acid còn là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer ở người già. Khi hít thở không khí có chứa các hạt bụi acid sẽ làm ảnh hưởng tới đường hô hấp và giảm sức đề kháng của cơ thể….
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy tìm hiểu về nhu cầu sử dụng và ứng dụng của một trong các acid sau: HCl, H2SO4, CH3COOH và trình bày trước lớp.
Câu 2:
Tên một số acid thông dụng, công thức hoá học và dạng tồn tại của acid trong dung dịch
Tên acid |
Công thức hoá học |
Dạng tồn tại của acid trong dung dịch |
|
Cation (ion dương) |
Anion (ion âm) Gốc acid |
||
Hydrochloric acid |
HCl |
H+ |
Cl− |
Nitric acid |
HNO3 |
H+ |
|
Sulfuric acid |
H2SO4 |
H+ |
|
Quan sát Bảng 8.1 và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Công thức hoá học của các acid có đặc điểm gì giống nhau?
2. Dạng tồn tại của acid trong dung dịch có đặc điểm gì chung?
3. Đề xuất khái niệm về acid.
Câu 3:
Chuẩn bị: dung dịch HCl 1 M, giấy quỳ tím; hai ống nghiệm mỗi ống dựng một trong các kim loại Fe, Zn, ống hút nhỏ giọt.
Tiến hành:
- Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch HCl vào mẩu giấy quỳ tím.
- Cho khoảng 3 mL dung dịch HCl vào mỗi ống nghiệm đã chuẩn bị ở trên.
Mô tả hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học.
Câu 4:
Cho dung dịch HCl tác dụng với kim loại Mg. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Câu 5:
Tại sao giấm ăn, nước quả chanh, … đều có vị chua và được dùng để loại bỏ cặn trong dụng cụ đun nước?
Câu 6:
Sử dụng Hình 8.2 để trình bày về một số ứng dụng của hydrochloric acid.
về câu hỏi!