Câu hỏi:

13/03/2023 824

Tìm hiểu tính chất hoá học của muối

Chuẩn bị: Các dung dịch: H2SO4 loãng, NaOH loãng, Na2SO4, CuSO4; 4 ống nghiệm: ống (1) chứa 1 đinh sắt đã được làm sạch, ống (2) và (3) mỗi ống nghiệm chứa khoảng 1 mL dung dịch BaCl2, ống (4) chứa khoảng 1 mL dung dịch CuSO4.

Tiến hành: ống (1) cho khoảng 2 mL dung dịch CuSO4; ống (2) cho khoảng 1 mL dung dịch H2SO4; ống (3) cho khoảng 1 mL dung dịch Na2SO4; ống (4) cho khoảng 1 mL dung dịch NaOH

Tìm hiểu tính chất hoá học của muối Chuẩn bị: Các dung dịch: H2SO4 loãng, NaOH loãng, Na2SO4, CuSO4; 4 ống nghiệm: ống (1) chứa 1 đinh sắt đã được làm sạch, ống (2) và (3) mỗi ống nghiệm chứa khoảng 1 mL dung dịch BaCl2, ống (4) chứa khoảng 1 mL dung dịch CuSO4. Tiến hành: ống (1) cho khoảng 2 mL dung dịch CuSO4; ống (2) cho khoảng 1 mL dung dịch H2SO4; ống (3) cho khoảng 1 mL dung dịch Na2SO4; ống (4) cho khoảng 1 mL dung dịch NaOH   Quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và thực hiện yêu cầu: 1. Viết phương trình hoá học, giải thích hiện tượng xảy ra. 2. Thảo luận nhóm rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối. (ảnh 1)

Quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và thực hiện yêu cầu:

1. Viết phương trình hoá học, giải thích hiện tượng xảy ra.

2. Thảo luận nhóm rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối.

 

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

1.

+ Ống nghiệm 1:

Hiện tượng: Đinh sắt tan dần, có lớp kim loại màu đỏ bám ngoài đinh sắt; Dung dịch trong ống nghiệm nhạt màu dần.

Phương trình hoá học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

+ Ống nghiệm 2:

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.

Phương trình hoá học: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl.

+ Ống nghiệm 3:

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.

Phương trình hoá học: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl.

+ Ống nghiệm 4:

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa xanh, dung dịch nhạt màu dần.

Phương trình hoá học: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4.

2. Một số tính chất hoá học của muối:

- Dung dịch muối có thể tác dụng với một số kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới. Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

- Muối có thể tác dụng với một số dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới. Sản phẩm của phản ứng tạo thành có ít nhất một chất là chất khí/ chất ít tan/ không tan … Ví dụ: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl.

- Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới, trong đó có ít nhất một sản phẩm là chất khí/ chất ít tan/ không tan … Ví dụ:

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4.

- Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới, trong đó có ít nhất một muối không tan hoặc ít tan. Ví dụ:

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong dung dịch, giữa các cặp chất nào sau đây có xảy ra phản ứng? Viết phương trình hoá học của các phản ứng đó.

 

Na2CO3

KCl

Na2SO4

NaNO3

Ca(NO3)2

?

?

?

?

BaCl2

?

?

?

?

HNO3

?

?

?

?

Xem đáp án » 13/03/2023 8,339

Câu 2:

Tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ được tóm tắt bằng sơ đồ dưới đây:

Tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ được tóm tắt bằng sơ đồ dưới đây:   Dựa vào sơ đồ Hình 11.2 và cho biết tính chất của oxide, acid, base. Viết phương trình hoá học minh hoạ. (ảnh 1)

Dựa vào sơ đồ Hình 11.2 và cho biết tính chất của oxide, acid, base. Viết phương trình hoá học minh hoạ.

Xem đáp án » 13/03/2023 5,257

Câu 3:

Gọi tên các muối sau: AlCl3; KCl; Al2(SO4)3; MgSO4; NH4NO3; NaHCO3.

Xem đáp án » 13/03/2023 4,195

Câu 4:

Viết công thức của các muối sau: potassium sulfate, sodium hydrogensulfate, sodium hydrogencarbonate, sodium chloride, sodium nitrate, calcium hydrogenphosphate, magnesium sulfate, copper(II) sulfate.

Xem đáp án » 13/03/2023 2,255

Câu 5:

Phản ứng tạo thành muối, tên gọi và thành phần phân tử của một số muối

Phản ứng tạo thành muối, tên gọi và thành phần phân tử của một số muối   Quan sát Bảng 11.1 và thực hiện các yêu cầu: 1. Nhận xét về sự khác nhau giữa thành phần phân tử của acid (chất phản ứng) và muối (chất sản phẩm). Đặc điểm chung của các phản ứng ở Bảng 11.1 là gì? 2. Nhận xét về cách gọi tên muối. (ảnh 1)

Quan sát Bảng 11.1 và thực hiện các yêu cầu:

1. Nhận xét về sự khác nhau giữa thành phần phân tử của acid (chất phản ứng) và muối (chất sản phẩm). Đặc điểm chung của các phản ứng ở Bảng 11.1 là gì?

2. Nhận xét về cách gọi tên muối.

Xem đáp án » 13/03/2023 1,200

Câu 6:

Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành muối KCl và MgSO4.

Xem đáp án » 13/03/2023 1,034

Bình luận


Bình luận