Câu hỏi:
13/07/2024 1,116Tại sao đối với từng loại đất cần lựa chọn phân lân thích hợp?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Các loại phân lân thường dùng: phân lân nung chảy có thành phần chính là muối Ca3(PO4)2, không tan trong nước và tan chậm trong đất chua; superphosphate đơn có thành phần chính là hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4, tan ít trong nước; superphosphate kép có thành phần chính là muối Ca(H2PO4)2, tan được trong nước.
Tuỳ loại đất chua ít hay chua nhiều mà chọn loại phân lân thích hợp: super lân phù hợp cho tất cả các loại đất nhưng hiệu quả trên đất không chua hoặc chua ít (pH = 5,6 – 6,5); phân lân nung chảy thích hợp với đất chua;…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy cho biết các nguyên tố dinh dưỡng trong phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK.
Câu 2:
Trình bày về các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
Chuẩn bị: tranh, ảnh, tài liệu về các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và vai trò của chúng đối với sự phát triển của cây trồng.
Thảo luận theo nhóm và xây dựng đề cương báo cáo theo các nội dung sau:
1. Lí do cần phải bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng.
2. Kể tên các nguyên tố hoá học mà cây trồng cần với số lượng nhiều (nhóm nguyên tố đa lượng), trung bình (nhóm nguyên tố trung lượng) và ít (nhóm nguyên tố vi lượng) và nêu vai trò của chúng đối với sự phát triển cây trồng.
Đại diện nhóm báo cáo trước lớp.
Câu 3:
Giải thích tại sao cần phải bón phân theo bốn quy tắc: đúng liều, đúng loại, đúng lúc, đúng nơi.
Câu 4:
Hãy sưu tầm hình ảnh và trình bày về tác hại của việc bón phân không đúng cách.
Câu 5:
Hãy cho biết vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng.
Câu 6:
Làm phân bón hữu cơ
Chuẩn bị: Khoảng 3 kg các loại rác thải hữu cơ (rau thừa; vỏ củ quả; …), khoảng 6 gam chế phẩm vi sinh (ví dụ: Trichoderma – Bacillus), nước, thùng nhựa (khoảng 5 L), dao, kéo.
Tiến hành: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 5 học sinh để thực hiện các bước như sau:
- Băm nhỏ rác thải hữu cơ, xếp vào thùng nhựa.
- Rắc chế phẩm vi sinh Trichoderma – Bacillus lên rác thải và trộn đều. Đậy nắp thùng nhựa.
- Thỉnh thoảng bổ sung nước để giữ cho hỗn hợp ẩm.
Sau 25 – 30 ngày sẽ thu được phân bón hữu cơ.
Lưu ý: Không sử dụng các thức ăn bỏ đi có nguồn gốc động vật để làm phân bón hữu cơ.
Thảo luận nhóm và cho biết lợi ích của việc sử dụng phân hữu cơ so với phân vô cơ.
về câu hỏi!