Câu hỏi:

14/03/2023 757

Phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Cửu Long đã bồi đắp nên hai đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta là đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Hai châu thổ được hình thành và phát triển như thế nào? Con người đã khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của các dòng sông chính trên châu thổ ra sao?

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

* Vùng châu thổ sông Hồng:

- Quá trình hình thành và phát triển:

+ Hệ thống sông Hồng là một trong hai hệ thống sông lớn nhất ở Việt Nam, với dòng sông chính là sông Hồng, hàng trăm phụ lưu các cấp và hàng chục chi lưu.

+ Hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn và lượng phù sa hết sức phong phú.

+ Châu thổ sông Hồng được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, kết hợp với tác động của thuỷ triều và sóng biển.

+ Phù sa sông còn có tác dụng bồi cao để hoàn chỉnh bề mặt châu thổ. Để mở rộng diện tích sản xuất đồng thời để phòng chống lũ lụt, ông cha ta đã xây dựng một hệ thống đê dài hàng nghìn ki-lô-mét dọc hai bên bờ sông.

- Quá trình khai khẩn, chế ngự:

+ Ngay từ thời xa xưa, con người đã khai phá vùng châu thổ sông Hồng.

+ Để phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước, con người sớm đã quan tâm đến việc: điều tiết và chế ngự nguồn nước.

* Vùng châu thổ sông Cửu Long:

- Quá trình hình thành và phát triển:

+ Hệ thống sông Mê Công là một trong những hệ thống sông lớn ở châu Á và thế giới. Phần sông Mê Công chảy trên lãnh thổ Việt Nam (còn gọi là: sông Cửu Long) dài hơn 230 km, gồm hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu cùng hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt trên bề mặt châu thổ.

+ Tổng lượng dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long rất lớn, đạt 507 tỉ m3/năm, chiếm 60,4% tổng lượng nước của tất cả sông ngòi ở Việt Nam, vì vậy tuy hàm lượng phù sa không cao nhưng tổng lượng phù sa của hệ thống sông Cửu Long vẫn rất lớn.

+ Do không có hệ thống đê ven sông như ở châu thổ sông Hồng nên khi mùa lũ đến, nước sông Cửu Long dâng tràn ngập một vùng rộng khoảng 10.000 km, bồi đắp phù sa cho bề mặt châu thổ.

+ Trước đây, hằng năm châu thổ sông Cửu Long tiến ra biển ở khu vực bán đảo Cà Mau tới hàng trăm mét mỗi năm. Hiện nay, do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hàm lượng phù sa trong nước sông giảm nên nhiều nơi ở ven biển của châu thổ bị sạt lở.

- Quá trình khai khẩn, thích ứng:

+ Ngay từ thời vương quốc Phù Nam, vùng châu thổ sông Cửu Long đã được con người khai phá.

+ Việc khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với quá trình con người thích ứng với tự nhiên.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chế độ nước của các sông chính ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long khác nhau như thế nào?

Xem đáp án » 14/03/2023 11,807

Câu 2:

Theo em, quá trình con người khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long có điểm gì giống và khác nhau?

Xem đáp án » 14/03/2023 6,289

Câu 3:

Dựa vào thông tin mục b và hình 1.4, hãy mô tả chế độ nước của sông Cửu Long.

Dựa vào thông tin mục b và hình 1.4, hãy mô tả chế độ nước của sông Cửu Long (ảnh 1)

Xem đáp án » 14/03/2023 3,282

Câu 4:

Trình bày những nét chính về quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước sông Cửu Long.

Xem đáp án » 14/03/2023 991

Câu 5:

Chọn và hoàn thành một trong hai nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1. Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về địa hình, sông ngòi của châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu thêm từ sách, báo, internet và cho biết: Hiện nay việc khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long có cần thiết không? Vì sao?

Xem đáp án » 14/03/2023 816

Câu 6:

Trình bày những nét chính về quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự chế độ nước sông Hồng.

Xem đáp án » 14/03/2023 764

Bình luận


Bình luận
tailieugiaovien.com.vn
tuyen-dung-giao-vien-1900