Câu hỏi:
12/07/2024 8,471Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi
a. Gần đây, H thường bỏ tiết để đi chơi điện tử. Nhiều lần, H rủ bạn thân là K đi cùng nhưng K không đi. K khuyên bạn không nên bỏ học và chơi các trò chơi điện tử bạo lực nhưng H không nghe.
Em hãy nhận xét việc làm của các bạn học sinh trên. Nếu chứng kiến việc làm của H em sẽ khuyên H như thế nào?
b. Hàng xóm nhà T thường gây ồn ảo, to tiếng, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình T và mọi người xung quanh. Bố mẹ của T không dám góp ý vì sợ mất lòng.
Nếu là T, em sẽ làm gì?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Trả lời câu hỏi tình huống a)
- Nhận xét:
+ Việc bạn H trốn học để đi chơi điện tử đã cho thấy H thiếu sự tự giác, tích cực trong học tập. Mặt khác, khi được K khuyên nhủ, H đã không nghe theo – điều này thể hiện: H chưa nhận thức được lỗi sai của bản thân.
+ Khi thấy H có thái độ và hành vi chưa đúng, bạn K đã nhắc nhở và đề nghị H sửa đổi. Hành động này cho thấy K là người biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, không bao che khuyết điểm cho người khác.
- Nếu chứng kiến việc làm của H, em sẽ:
+ Phân tích cho H hiểu hậu quả của việc trốn học đi chơi điện tử.
+ Khuyên H nên chăm chỉ học tập, không nên trốn học đi chơi,
+ Nếu H không nghe theo lời khuyên, em sẽ tâm sự, trao đổi tình hình với bố mẹ H hoặc thầy cô giáo để nhờ sự trợ giúp từ họ.
* Trả lời câu hỏi tình huống b) Nếu là bạn T, em sẽ:
+ Khuyên bố mẹ không nên im lặng mà nên tế nhị góp ý với hàng xóm.
+ Trực tiếp gặp bác hàng xóm để bày tỏ quan điểm và mong muốn của mình (chú ý: trong quá trình trao đổi, nên giữ thái độ tế nhị, ôn hòa, kiềm chế các cảm xúc và hành động tiêu cực, mang tính thách thức, khiêu khích đối phương).
+ Nếu bác hàng xóm không nghe theo lời góp ý, tiếp tục thực hiện hành vi gây ồn ào, em sẽ báo cáo sự việc với cơ quan chức năng có thẩm quyền để nhờ sự can thiệp, hỗ trợ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy liệt kê những việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
Câu 2:
Em hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về việc bảo vệ lẽ phải và chia sẻ ý nghĩa của mỗi câu ca dao, tục ngữ đó.
Câu 3:
Em hãy bình luận quan điểm: Để bảo vệ lẽ phải, chúng ta cần phải có tinh thần khách quan, lòng kiên trì và dũng cảm.
Câu 4:
a) Em hãy nhận xét cách ứng xử của các bạn học sinh trong mỗi trường hợp và tình huống trên.
b) Nếu là bạn của P và H, em sẽ làm gì để bảo vệ lẽ phải?
Câu 5:
Em hãy kể tên những việc làm đúng, làm sai của học sinh trong việc thực hiện nội quy trường học. Theo em, với những việc làm đúng, làm sai đó, chúng ta cần có thái độ như thế nào?
Câu 6:
Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Thấy nhà hàng xóm tổ chức đánh bạc, anh S báo cáo với chính quyền.
B. Biết người thân tàng trữ ma tuý trái phép, chị H đã che giấu khi cơ quan công an đến điều tra.
C. Biết cửa hàng của bà X thường xuyên cân hàng thiếu cho khách, chị P đã nhắc nhờ bà X.
D. Biết ngày mai là thi cuối kì, D không ôn bài mà chuẩn bị tài liệu để mang vào phòng thi.
Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 1 (có đáp án): Tôn trọng lẽ phải
Bộ đề thi cuối kì 1 Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân có đáp án
Trắc nghiệm GDCD 8 CTST Bài 4: Bảo vệ lẽ phải có đáp án
Bộ đề thi cuối kì 1 Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 1)
Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 4: Bảo vệ lẽ phải có đáp án
Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên có đáp án
Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam có đáp án
về câu hỏi!