Câu hỏi:

12/07/2024 8,751

Em hãy tranh biện với các bạn để bày tỏ thái độ trước quan niệm: “Chuyện nhà, đóng cửa bảo nhau” khi xảy ra các hành vi bạo lực gia đình.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

(*) Tham khảo ý kiến:

- Khi xảy ra các hành vi bạo lực gia đình, chúng ta không nên giữ quan niệm “chuyện nhà, đóng cửa bảo nhau” vì: bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với các cá nhân, gia đình và có thể để lại nhiều hệ lụy cho xã hội. Vì vậy, khi gặp phải tình huống bạo lực gia đình, chúng ta cần:

+ Tỏ thái độ và những hành vi phù hợp để ứng phó với bạo lực gia đình (không nên giữ im lặng, bao che cho người có hành vi bạo lực; cũng không nên tỏ thái độ và những cảm xúc tiêu cực mang tính khiêu khích, thách thức đối phương).

+ Trình báo sự việc với cơ quan có thẩm quyền để nhờ sự can thiệp, giúp đỡ.

+ Phát tin khẩn cấp, như: kêu cứu, gọi điện tới các số 111, 113 hoặc 115.

- Tuy nhiên, lên tiếng đấu tranh chống bạo lực gia đình, không đồng nghĩa với việc chúng ta tung hê tất cả mọi việc riêng của gia đình ra để mọi người cùng bàn tán; mà chúng ta cần có thái độ ứng xử tế nhị, đúng người, đúng việc.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

* Yêu cầu a) Chỉ ra hình thức và tác hại của bạo lực gia đình

- Trường hợp 1.

+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về thể chất và tinh thần (thể hiện qua chi tiết: anh A đánh, mắng vợ; viết thư nặc danh để hạ thấp nhân phẩm và danh dự của vợ).

+ Tác hại: gây tổn thương về thể chất và tinh thần cho vợ của anh A; hạnh phúc gia đình của anh A có nguy cơ tan vỡ.

- Trường hợp 2.

+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về kinh tế (thể hiện qua chi tiết: chị B ép buộc chồng phải đưa toàn bộ thu nhập cho mình).

+ Tác hại: gây áp lực, tổn thương tinh thần đối với chồng của chị B; khiến không khí trong gia đình chị B luôn căng thẳng.

- Trường hợp 3.

+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về kinh tế (thể hiện qua chi tiết: K đập phá đồ đạc trong gia đình).

+ Tác hại: khiến bố mẹ K buồn phiền; thiệt hại về kinh tế đối với gia đình K.

- Trường hợp 4.

+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về tình dục (thể hiện qua chi tiết: chị T bị chồng ép sinh thêm con thứ ba)

+ Tác hại: sức khỏe của chị T bị ảnh hưởng.

* Yêu cầu b) Tác hại của bạo lực gia đình

- Đối với cá nhân: bạo lực gia đình gây nên những thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong; làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực;...

- Đối với gia đình: bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến gia đình, là một trong những nguyên nhân khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ.

- Đối với xã hội: bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội; là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội,…

Lời giải

- Tình huống a) Cách ứng phó:

+ Bạn Đ nên tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài, ví dụ: người thân (ông bà, các chú/bác,…), người lớn đáng tin cậy, hoặc gọi điện đến tổng đài bảo vệ trẻ em (111) để nhờ sự giúp đỡ.

+ Chính quyền địa phương cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền luật Phòng, chống bạo lực gia đình và kĩ năng ứng phó với bạo lực gia đình.

- Tình huống b) Cách ứng phó:

+ Bạn A nên tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài, ví dụ: người thân (ông bà, các chú/bác,…), người lớn đáng tin cậy, hoặc gọi điện đến tổng đài bảo vệ trẻ em (111) hoặc chuyên gia tư vấn tâm lí học đường để nhờ sự giúp đỡ.

+ Chính quyền địa phương cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền luật Phòng, chống bạo lực gia đình và kĩ năng ứng phó với bạo lực gia đình.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP