Câu hỏi:

13/07/2024 539

Chuẩn bị

Lực kế, giá đỡ, khối nhôm, cốc nước, rượu (hoặc nước muối).

Tiến hành

- Lắp đặt dụng cụ như hình 15.2a.

- Treo khối nhôm vào lực kế. Đọc số chỉ P của lực kế (hình 15.2a).

- Dịch chuyển từ từ khối nhôm để nó chìm hoàn toàn trong nước. Theo dõi sự thay đổi số chỉ của lực kế. Giữ lực kế sao cho khối nhôm chưa chạm đáy. Đọc số chỉ P1 của lực kế (hình 15.2b).

Chuẩn bị Lực kế, giá đỡ, khối nhôm, cốc nước, rượu (hoặc nước muối). Tiến hành - Lắp đặt dụng cụ như hình 15.2a. - Treo khối nhôm vào lực kế. Đọc số chỉ P của lực kế (hình 15.2a). (ảnh 1)

- So sánh các giá trị P và P1, thảo luận và rút ra hướng của lực do nước tác dụng lên khối nhôm.

- Nêu nhận xét về sự thay đổi độ lớn của lực này khi thể tích phần chìm của khối nhôm tăng dần.

- Lặp lại các bước trên với rượu (hoặc nước muối).

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Các em có thể tham khảo số liệu dưới đây: Giả sử ta sử dụng khối nhôm có khối lượng là 140 g và thể tích 50 cm3; lực kế có GHĐ: 2,5 N, ĐCNN: 0,1 N.

- Treo khối nhôm vào lực kế. Đọc số chỉ P của lực kế: P = 1,4 N.

- Dịch chuyển từ từ khối nhôm để nó chìm hoàn toàn trong nước. Theo dõi sự thay đổi số chỉ của lực kế. Giữ lực kế sao cho khối nhôm chưa chạm đáy. Đọc số chỉ P1 của lực kế: P1 = 0,9 N.

- So sánh các giá trị P và P1: Ta thấy P > P1. Hướng của lực do nước tác dụng lên khối nhôm theo phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.

- Nhận xét: Khi thể tích phần chìm của khối nhôm tăng dần thì lực do nước tác dụng lên khối nhôm tăng dần.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Thả hai vật hình hộp có kích thước giống nhau, một vật bằng gỗ và một vật bằng sắt vào trong nước (hình 15.6). So sánh lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai vật.

Thả hai vật hình hộp có kích thước giống nhau, một vật bằng gỗ và một vật bằng sắt vào trong nước (hình 15.6). So sánh lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai vật. (ảnh 1)

Xem đáp án » 13/07/2024 7,433

Câu 2:

Chứng minh rằng khi thả một khối đặc trong chất lỏng thì:

- Vật chìm xuống nếu trọng lượng riêng của nó lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.

- Vật nổi lên nếu trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.

Xem đáp án » 13/07/2024 5,888

Câu 3:

Nêu ví dụ về lực đẩy Acsimet trong thực tế.

Xem đáp án » 13/07/2024 4,782

Câu 4:

Thả một miếng đất nặn vào nước thì bị chìm, hình 15.7a. Vì sao cũng số lượng đất nặn ấy được nặn thành vật như hình 15.7b thì lại nổi trên nước?
Thả một miếng đất nặn vào nước thì bị chìm, hình 15.7a. Vì sao cũng số lượng đất nặn ấy được nặn thành vật như hình 15.7b thì lại nổi trên nước? (ảnh 1)

Xem đáp án » 13/07/2024 4,521

Câu 5:

Trong trường hợp nào sau đây, nhấn vật xuống đáy bể nước dễ dàng hơn?

- Nhấn một chai nhựa rỗng có thể tích 500 mL được nút kín.

- Nhấn một chai nhựa rỗng có thể tích 5 L được nút kín.

Xem đáp án » 13/07/2024 3,713

Câu 6:

Kéo một xô nước từ giếng lên (hình 15.1). Vì sao khi xô nước còn chìm trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nó đã được kéo lên khỏi mặt nước?
Kéo một xô nước từ giếng lên (hình 15.1). Vì sao khi xô nước còn chìm trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nó đã được kéo lên khỏi mặt nước? (ảnh 1)

Xem đáp án » 13/07/2024 3,414

Câu 7:

Vì sao một khúc gỗ lớn nổi được trong nước trong khi một viên bi thép nhỏ hơn nhiều lại bị chìm?

Xem đáp án » 13/07/2024 2,185

Bình luận


Bình luận