Câu hỏi:
12/07/2024 2,795Chuẩn bị: CH3COONa tinh thể; ống nghiệm, cốc thuỷ tinh.
Tiến hành: Cho một thìa thuỷ tinh tinh thể sodium acetate (CH3COONa) vào ống nghiệm A chứa khoảng 5 mL nước cất, lắc đều cho tan hết, rồi thêm vào ống nghiệm 2 – 3 giọt chất chỉ thị phenolphthalein. Rót khoảng một nửa dung dịch từ ống nghiệm A sang ống nghiệm B, sau đó đặt ống nghiệm B vào một cốc nước nóng (khoảng 70 oC – 80 oC). Sau khoảng 2 phút, quan sát và so sánh màu sắc của dung dịch trong hai ống nghiệm A và B.
Cho biết giữa ion acetate và nước có phản ứng thuận nghịch sau:
Yêu cầu: Thảo luận về chiều chuyển dịch cân bằng trên khi nhiệt độ tăng lên.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hiện tượng:
Sau khoảng 2 phút, thấy ống nghiệm B có màu đậm hơn so với ống nghiệm A.
Kết quả thảo luận:
Khi nhiệt độ tăng lên, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây về một phản ứng thuận nghịch tại trạng thái cân bằng là không đúng?
A. Tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch.
B. Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi.
C. Nồng độ mol của chất phản ứng luôn bằng nồng độ mol của chất sản phẩm phản ứng.
D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra.
Câu 2:
Cho 0,4 mol SO2 và 0,6 mol O2 vào một bình dung tích 1 lít được giữ ở một nhiệt độ không đổi. Phản ứng trong bình xảy ra như sau:
2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g)
Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, lượng SO3 trong bình là 0,3 mol. Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp SO3 ở nhiệt độ trên.
Câu 3:
Trong công nghiệp, halogen được sản xuất từ phản ứng:
CH4(g) + H2O(g) ⇌ 3H2(g) + CO(g)
a) Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng trên ở 760 oC.
Biết ở nhiệt độ này, tất cả các chất đều ở thể khí và nồng độ mol của CH4, H2O, H2 và CO ở trạng thái cân bằng lần lượt là 0,126 M; 0,242 M; 1,150 M và 0,126 M.
b*) Ở 760 oC, giả sử ban đầu chỉ có CH4 và H2O có nồng độ bằng nhau và bằng x M. Xác định x, biết nồng độ của H2 ở trạng thái cân bằng là 0,6 M.
Câu 4:
Nhũ đá được hình thành trong các hang động liên quan đến cân bằng sau đây:
Ca(HCO3)2 (aq) ⇌ CaCO3(s) + CO2(aq) + H2O(l)
Nếu nồng độ CO2 hoà tan trong nước tăng lên thì có thuận lợi cho sự hình thành nhũ đá hay không? Giải thích.
Câu 5:
Viết biểu thức hằng số cân bằng KC cho phản ứng (*), (**) dưới đây.
H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g) (*)
Theo em, giá trị hai hằng số cân bằng này có bằng nhau không?
Câu 6:
Methanol (CH3OH) là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp hoá học. Dựa vào hằng số cân bằng của các phản ứng ở 25 oC, hãy lựa chọn phản ứng thích hợp để điều chế CH3OH. Giải thích.
CO(g) + 2H2(g) ⇌ CH3OH(g) KC = 2,26.104 (1)
CO2(g) + 3H2(g) ⇌ CH3OH(g) + H2O(g) KC = 8,27.10-1 (2)
Câu 7:
Cho hai đồ thị (a) và (b) dưới đây. Mỗi đồ thị biểu diễn sự thay đổi tốc độ của phản ứng thuận và tốc độ của phản ứng nghịch theo thời gian.
Hãy cho biết đồ thị nào thể hiện đúng Ví dụ 2. Đường màu xanh trong đồ thị đó biểu diễn tốc độ phản ứng thuận hay tốc độ phản ứng nghịch?
về câu hỏi!