Câu hỏi:
12/07/2024 5,062Một vật dẫn A cô lập không tích điện đang được nối đất.
Đưa một điện tích dương B lại rất gần vật dẫn này. Vật dẫn A được tích điện dương, âm hay không tích điện khi:
a) Đưa B ra xa rồi mới thôi nối đất vật dẫn A?
b) Thôi nối đất vật dẫn A rồi mới đưa B ra xa.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa... kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 70k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trường hợp này vật dẫn A bị nhiễm điện do hưởng ứng: Đưa điện tích dương B lại gần vật dẫn A không tích điện thì những electron tự do trong vật dẫn A sẽ bị dồn về một phía và vật dẫn A bị phân thành 2 cực dương, âm. Các electron dưới đất sẽ theo dây nối đất đi đến trung hòa phần cực dương của vật dẫn A. Như vậy, tổng electron trong vật dẫn A đã lớn hơn tổng proton.
a. Khi đưa B ra xa vật dẫn A thì các electron ban đầu trong A sẽ dần dần đẩy các electron đã từ đất truyền lên về lại phía mặt đất. Do đó, khi đưa B ra xa rồi mới thôi nối đất thì vật dẫn A sẽ có tổng số electron bằng tổng số proton nên vật dẫn A trung hòa về điện.
b. Khi thôi nối đất vật dẫn A rồi mới đưa B ra xa thì electron từ mặt đất truyền lên bị nhốt trong vật dẫn A, không còn truyền đi đâu được. Vì vậy vật dẫn A lúc này có tổng số electron lớn hơn tổng số proton nên tích điện âm.
Đã bán 211
Đã bán 104
Đã bán 1k
Đã bán 218
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tính lực tương tác giữa hai electron ở cách nhau 1,0.10-10 m trong chân không. (Điện tích của electron e = -1,6.10-19 C)
Câu 6:
Thực hành, khám phá trang 64 SGK Vật lí 11:
Dụng cụ
Thanh nhựa, miếng vải len, quả cầu kim loại có đế cách điện.
Tiến hành
• Tích điện cho quả cầu
Dùng vải len cọ xát thanh nhựa để nó tích điện âm.
Đưa thanh nhựa đến gần quả cầu kim loại nhưng không để chúng chạm vào nhau (Hình 1.4).
Trong khi thanh nhựa ở gần quả cầu, chạm đầu ngón tay vào quả cầu trong giây lát rồi bỏ ngón tay ra khỏi quả cầu.
Di chuyển thanh nhựa ra xa. Dự đoán quả cầu tích điện loại nào và giải thích tại sao.
• Thử nghiệm sự tương tác của quả cầu tích điện dương
Treo một thanh nhựa đã tích điện âm để nó có thể quay tự do. Đưa quả cầu tích điện dương lại gần xem chúng có hút nhau không.
Sử dụng quả cầu tích điện dương này để kiểm tra tương tác của nó với thanh thuỷ tinh, thanh nhựa khác,...
10 câu Trắc nghiệm Vật lí 11 Kết nối tri thức Bài 16: Lực tương tác giữa các điện tích có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Vật lí 11 Kết nối tri thức Bài 8: Mô tả sóng có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Vật lí 11 Kết nối tri thức Bài 17: Khái niệm điện trường có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Vật lí 11 Kết nối tri thức Bài 22: Cường độ dòng điện có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Vật lí 11 Kết nối tri thức Bài 19: Thế năng điện có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Vật lí 11 Kết nối tri thức Bài 18: Điện trường đều có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Vật lí 11 Kết nối tri thức Bài 23: Điện trở. Định luật Ôm có đáp án
7 Bài tập Liên hệ giữa cường độ dòng điện với mật độ và tốc độ của các hạt mang điện (có lời giải)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận