Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

♦ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài trong 10 năm (1418 - 1427), trải qua ba đoạn chính:

- Giai đoạn 1418 - 1423:

+ Năm 1418, Lê Lợi tập hợp nghĩa sĩ bốn phương dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn (Thanh Hoa).

+ Quân Minh liên tục tổ chức các đợt tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân ba lần rút lui lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hoá) và chịu nhiều tồn thất.

+ Giữa năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà, quân Minh chấp thuận.

- Giai đoạn 1424 - 1426:

+ Cuối năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời Thanh Hoá, chuyển quân vào Nghệ An, dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô.

+ Từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426, nghĩa quân nhanh chóng giải phóng Nghệ An, Thanh Hoá, làm chủ toàn bộ vùng Thuận Hoá rồi tấn công ra Bắc.

- Giai đoạn 1426 - 1427:

+ Cuối năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đánh tan trên 5 vạn quân Minh trong trận Tốt Động - Chúc Động.

+ Tháng 10/1427, khoảng 15 vạn viện binh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào Đại Việt cũng bị đánh tan trong trận Chi Lăng - Xương Giang.

+ Tháng 12/1427, Vương Thông ở thành Đông Quan chấp nhận nghị hoà, sau đó rút quân về nước.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

(*) Bảng tóm tắt: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc

Cuộc khởi nghĩa, thời gian

Địa điểm

Người

lãnh đạo

Trận đánh

lớn

Kết quả

Khởi nghĩa

Hai Bà Trưng

(40 - 43)

Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam

Hai Bà Trưng

Hát Môn;

Mê Linh;

Cổ Loa;

Luy Lâu

- Giành được chính quyền trong thời gian ngắn sau đó bị nhà Hán đàn áp.

Khởi nghĩa

Bà Triệu (248)

Cửu Chân

Bà Triệu

Núi Nưa;

Núi Tùng;

- Bị nhà Ngô đàn áp.

Khởi nghĩa

Lý Bí

(542 - 603)

Giao Châu

Lý Bí

Long Biên;

Dạ Trạch

- Khôi phục nền độc lập, lập nên nhà nước Vạn Xuân.

- Giữ được chính quyền trong khoảng 60 năm, sau đó bị nhà Tùy đàn áp.

Khởi nghĩa Phùng Hưng

(766 - 791)

Tống Bình

Phùng Hưng

Tống Bình

- Giành được chính quyền trong thời gian ngắn; sau đó bị nhà Đường đàn áp.

Lời giải

(*) Tham khảo: Việc sử dụng tên các nhân vật lịch sử trong khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào Tây Sơn để đặt tên đường, tên phố, tên trường học,... đã thể hiện:

+ Lòng tri ân, sự vinh danh những cá nhân đã có nhiều công lao, đóng góp cho dân tộc.

+ Truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam;

+ Góp phần tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP