Câu hỏi:
13/07/2024 2,764Phản ứng thuỷ phân bromoethane được thực hiện như sau:
– Cho khoảng 1 mL C2H5Br vào ống nghiệm (1), thêm khoảng 3 mL nước cất rồi lắc đều. Để hỗn hợp tách thành hai lớp, lấy phần trên của hỗn hợp nhỏ vào ống nghiệm có chứa sẵn 1 mL dung dịch AgNO3. Nếu thấy có kết tủa cần lặp lại đến khi không còn kết tủa (nước rửa không còn ion halogen).
– Thêm 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm (1).
– Lắc nhẹ ống nghiệm rồi ngâm vào cốc nước nóng khoảng 5 phút, thỉnh thoảng lắc đều ống nghiệm, đề nguội rồi lấy khoảng 1 mL chất lỏng ở phần trên ống nghiệm (1) và chuyển sang ống nghiệm (2).
– Trung hòa base dư ở ống nghiệm (2) bằng dung dịch HNO3 (thử bằng giấy chỉ thị pH) rồi nhỏ thêm vài giọt dung dịch AgNO3 1%, quan sát thấy có kết tủa vàng nhạt xuất hiện.
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu sau:
1. Tại sao ban đầu hỗn hợp lại tách thành hai lớp, bromoethane nằm ở lớp nào?
2. Kết tủa xuất hiện ở ống nghiệm (2) sau khi thêm dung dịch AgNO3 vào là chất gì? Tại sao cần phải trung hoà dung dịch base dư trước khi cho dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm (2)?
3. Dự đoán sản phẩm và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong quá trình thí nghiệm.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
1. Ban đầu hỗn hợp tách thành hai lớp do bromoethane không tan trong nước. Trong đó, bromoethane ở lớp dưới do nặng hơn nước.
2. Kết tủa xuất hiện ở ống nghiệm (2) sau khi thêm AgNO3 là AgBr.
Cần trung hoà base dư trước khi cho dung dịch AgNO3 để tránh sinh ra kết tủa Ag2O làm sai lệch kết quả thí nghiệm. Cụ thể, nếu còn base dư có thêm phản ứng:
AgNO3 + NaOH → AgOH + NaNO3
2AgOH (không bền) → Ag2O + H2O.
3. Các phương trình hoá học xảy ra trong quá trình thí nghiệm:
+ Rửa ion halogen: Br− + Ag+ → AgBr.
+ NaOH tác dụng với C2H5Br:
NaOH + C2H5Br NaBr + C2H5OH.
+ Trung hoà base dư:
NaOH (dư) + HNO3 → NaNO3 + H2O.
+ Cho dung dịch trong ống nghiệm (2) tác dụng với AgNO3:
NaBr + AgNO3 → AgBr(kết tủa vàng) + NaNO3.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy tìm hiểu và cho biết thành phần thuốc bảo vệ thực vật thường dùng ở Việt Nam. Các thuốc này có nguồn gốc hoá học hay sinh học? Lựa chọn và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như thế nào để bảo đảm an toàn, hiệu quả?
Câu 2:
Benzyl alcohol là một hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, chống vi sinh vật kí sinh trên da (chấy, rận, …) nên được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm, dược phẩm. Benzyl alcohol thu được khi thuỷ phân benzyl chloride trong môi trường kiềm. Hãy xác định công thức của benzyl alcohol.
Câu 3:
Thực hiện phản ứng tách hydrogen bromide của hợp chất 2 – bromo – 2 – methylbutane thu được những alkene nào? Xác định sản phẩm chính của phản ứng.
Câu 4:
Hiện nay, điều hoà, tủ lạnh thường sử dụng một số loại chất làm lạnh phổ biến như R22 (CHClF2), R32 (CH2F2), R410A (50% CH2F2 và 50% CHF2–CF3). Loại chất làm lạnh nào không nên sử dụng? Giải thích.
Câu 5:
Viết công thức cấu tạo các dẫn xuất halogen có tên gọi sau đây:
a) iodoethane;
b) trichloromethane;
c) 2 – bromopentane;
d) 2 – chloro – 3 – methylbutane.
Câu 6:
Cho biết năng lượng liên kết giảm dần theo thứ tự từ fluorine đến iodine:
Từ giá trị năng lượng C – X ở trên, hãy so sánh khả năng phân cắt liên kết C – X của các dẫn xuất halogen.
30 câuTrắc nghiệm Hóa 11 CD Bài 9. Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ có đáp án
Đề thi cuối kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức cấu trúc mới có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Hóa 11 Chân trời sáng tạo cấu trúc mới có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra cuối học kì 1 Hóa 11 CTST có đáp án (Đề 1)
Bài tập về Đồng đẳng, Đồng phân hóa học cực hay có lời giải (P3)
100 câu trắc nghiệm Hidrocacbon không no cơ bản (P1)
240 Câu hỏi trắc nghiệm Hóa hữu cơ ôn thi Đại học có lời giải (P2)
30 câu Trắc nghiệm Hóa 11 CD Bài 8. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ có đáp án
về câu hỏi!