Câu hỏi:
13/07/2024 3,433Tại sao hệ hô hấp của người và của Chim trao đổi khí với không khí rất hiệu quả?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
• Hệ hô hấp của người trao đổi khí với không khí rất hiệu quả vì:
- Người có 2 lá phổi, phổi được tạo thành từ hàng triệu phế nang tạo nên diện tích bề mặt trao đổi khí rất lớn (gấp hơn 50 lần diện tích da). Đồng thời, phế nang có hệ thống mao mạch bao quanh dày đặc → Những đặc điểm này làm tăng hiệu quả cho quá trình trao đổi khí O2 và CO2 giữa máu chảy trong các mao mạch với dòng không khí ra, vào phế nang.
- Hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực và thể tích phổi (khi hít vào lồng ngực và phổi dãn rộng ra, kéo không khí từ ngoài vào phổi) → đảm bảo sự thông khí tại phổi (thông khí nhờ áp suất âm), tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí.
• Hệ hô hấp của chim trao đổi khí với không khí rất hiệu quả vì:
- Mặc dù phổi của chim không có phế nang nhưng phổi của chim lại thông với hệ thống túi khí. Nhờ sự phối hợp giữa hệ thống túi khí và phổi nên khi hít vào và khi thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi theo một chiều, liên tục và không có khí cặn: Khi hít vào, không khí giàu O2 đi vào phổi và vào nhóm túi khí sau, khi thở ra không khí giàu O2 từ nhóm túi khí sau lại đi vào phổi. Ngoài ra, trong phổi của chim, chiều máu chảy trong các mao mạch máu song song và ngược chiều với dòng không khí lưu thông trong các mao mạch khí. Những đặc điểm này làm tăng hiệu quả cho quá trình trao đổi khí O2 và CO2 giữa máu chảy trong các mao mạch với dòng không khí ra, vào phổi.
- Sự thông khí ở phổi chim được thực hiện nhờ hoạt động của cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân và thể tích các túi khí → đảm bảo sự thông khí tại phổi (thông khí nhờ áp suất âm), tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tại sao nuôi tôm, cá với mật độ cao người ta thường dùng máy sục khí vào nước nuôi?
Câu 2:
Tại sao cơ thể động vật bắt buộc phải lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường?
Câu 3:
Nghiên cứu Hình 9.4 và 9.5, cho biết tại sao hệ hô hấp của cá xương trao đổi khí với nước rất hiệu quả?
Câu 4:
Tìm hiểu qua tài liệu, internet, hỏi bác sĩ, cán bộ y tế,… về một số bệnh phổ biến ở đường dẫn khí và ở phổi, nguyên nhân gây bệnh, biện pháp phòng tránh các bệnh đó, sau đó kẻ và hoàn thành bảng trong vở theo mẫu dưới đây:
Câu 5:
Quan sát Hình 9.2, cho biết thủy tức và giun đất trao đổi khí với môi trường sống như thế nào.
Câu 6:
Tại sao cá heo, cá voi sống trong nước nhưng phải thường xuyên nhô lên mặt nước để thở?
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 KNTT Bài 10. Tuần hoàn ở động vật có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 KNTT Bài 9. Hô hấp ở động vật có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh 11 CTST Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 CD Bài 8. Hệ tuần hoàn ở động vật có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 CD Bài 6. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 KNTT Bài 8. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh 11 CTST Bài 10: Tuần hoàn ở thực vật có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 CD Bài 9. Miễn dịch ở người và động vật có đáp án
về câu hỏi!