Câu hỏi:
12/07/2024 1,222Dựa vào tài liệu, internet, hỏi bác sĩ, cán bộ y tế,… về một số bệnh phổ biến ở hệ tuần hoàn, nguyên nhân gây bệnh đó và cách phòng chống. Sau đó kẻ và hoàn thành bảng vào vở theo mẫu dưới đây:
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Một số bệnh phổ biến ở hệ tuần hoàn:
Tên bệnh |
Nguyên nhân gây bệnh |
Biện pháp phòng chống |
1. Bệnh mạch vành |
Do sự xuất hiện có các mảng bám qua thời gian, như cholesterol và các chất khác bám trên thành mạch máu. Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ xơ vỡ động mạch, gây ra bệnh mạch vành: tuổi cao, di truyền, béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, nghiện bia rượu,… |
Thay đổi lối sống: Ngừng hút thuốc lá và tránh khói thuốc; nói không với bia rượu; có chế độ ăn uống hợp lí (tránh các loại thức ăn nhanh, chế biến nhiều dầu mỡ và thực hiện chế độ ăn ít muối và ít đường, tăng cường các loại ngũ cốc thô, rau quả xanh, trái cây,…); luyện tập thể dục đều đặn; kiểm soát tốt các bệnh lí kèm theo như đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,…; giữ tinh thần vui vẻ;… |
2. Suy tim |
Do mắc một trong số các nguyên nhân nền như: bệnh lí mạch vành, tăng huyết áp, hẹp van tim, hở van tim, tim bẩm sinh có luồng thông trong tim, bệnh cơ tim giãn không liên quan đến thiếu máu cục bộ, bệnh lí tuyến giáp,… |
Biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa suy tim là kiểm soát các yếu tố nguy cơ và điều kiện gây suy tim như: bệnh động mạch vành, huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường hay béo phì,…; có một chế độ ăn uống cân bằng, bớt mỡ,bớt muối; không hút thuốc lá; tăng cường vận động thể lực; kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng béo phì, thừa cân;… |
3. Huyết áp cao |
Do chế độ ăn nhiều đường và muối, thức ăn chứa nhiều chất béo,…; do hệ quả của một số bệnh lí như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận,…; do tuổi già (mạch máu bị mất dần độ đàn hồi); do di truyền;… |
Có chế độ ăn uống khoa học (hạn chế sử dụng thức ăn mặn, dầu mỡ; tăng cường rau xanh và hoa quả); hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia; luyện tập thể dục, thể thao vừa sức; kiểm soát cân nặng; tránh lo âu, căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lí; khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm những mối nguy cơ có thể điều chỉnh được;… |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vận dụng những hiểu biết về hệ tuần hoàn, hãy đề xuất một số biện pháp giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.
Câu 2:
Người luyện tập thể dục, thể thao đều đặn vài tháng có nhịp tim lúc nghỉ ngơi giảm đi so với trước đây, điều này được giải thích như thế nào?
Câu 3:
Tại sao máu ở tĩnh mạch phổi có nồng độ O2 cao hơn so với máu ở tĩnh mạch chủ?
Câu 4:
Tại sao trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể chỉ diễn ra ở mao mạch?
Câu 5:
Hệ dẫn truyền tim có vai trò như thế nào đối với hoạt động của tim và tuần hoàn máu?
Câu 6:
Bảng dưới đây cho thấy nhịp tim của một số động vật
Cho nhận xét về mối liên quan giữa nhịp tim và kích thước cơ thể động vật. Tại sao nhịp tim lại khác nhau ở các loài động vật?
Câu 7:
Dựa vào tác động của rượu, bia đối với hoạt động thần kinh, hãy phân tích tầm quan trọng của quy định xử phạt người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 12 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 8 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 12 có đáp án
về câu hỏi!