Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đọc lại bài viết tham khảo, tự đặt một số câu hỏi theo gợi ý sau để tìm ý:
- Bài viết bàn luận về vấn đề gì?
Vấn đề nghị luận bao giờ cũng phải được xác định từ đầu, nếu không bài viết sẽ không có định hướng. Ví dụ: Sự ra đời của các trang mạng xã hội, tiêu biểu nhất là Facebook, dần mang con người rời xa khỏi thế giới thực tại mà đắm chìm vào thế giới ảo, ngày càng có nguy cơ đánh mất những giá trị thực trong cuộc sống.
- Những khía cạnh nào của vấn đề được bàn luận? Những khía cạnh đó tác động tích cực hay tiêu cực đến đời sống con người?
Câu hỏi này giúp người viết tìm ra các luận điểm cho bài viết. Về vấn đề “Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực?”, người viết đã bàn sâu về từng khía cạnh, từ đó hình thành các ý sau: khái niệm sống ảo; thực trạng sống ảo; hậu quả của việc sống ảo; ý kiến trái chiều; bài học nhận thức và hành động.
- Những lí lẽ và bằng chứng nào cần huy động?
Câu hỏi này mang tính chất “ghi nhớ” để người viết không bỏ qua việc nêu lí lẽ và huy động bằng chứng giúp quan điểm, ý kiến được nêu có sức thuyết phục.
- Ý kiến trái chiều có thể có có về vấn đề được bàn luận là gì? Có thể phản bác ý kiến đó như thế nào?
Mạng xã hội không xấu, thậm chí có rất nhiều lợi ích, nhưng chúng ta phải biết sử dụng sao cho hợp lý, đừng có đắm chìm vào đó, mải mê xây dựng những giá trị “ảo”, mà bỏ rơi những “giá trị thực”.
- Ý nghĩa của việc bàn luận về vấn đề là gì?
Bài viết cần rút ra được ý nghĩa của việc bàn luận về vấn đề đối với đời sống. Chẳng hạn: Hiện tượng sống ảo, đặc biệt là ở giới trẻ đang dần kéo con người rời xa và đánh mất đi những giá trị thực, có ý nghĩa cho cuộc đời. Hãy có những nhận thức đúng đắn và biết cân bằng giữa thế giới ảo và thế giới thực. Đừng để cán cân tâm hồn rơi hẳn vào thế giới ảo.
Lập dàn ý
Sau khi tìm được các ý, cần soát lại để sắp xếp một cách có hệ thống, logic, tương ứng với các phần trong bố cục của một bài văn nghị luận. Kết quả của sự sắp xếp đó sẽ là một dàn ý, có tác dụng định hướng cho quá trình viết bài.
Mở bài |
Giới thiệu vấn đề trong cuộc sống cần bàn luận. Có thể nêu vấn đề thông qua một câu chuyện, một tình huống đời sống, một câu hỏi nhận thức,… |
Thân bài |
Dùng lí lẽ và bằng chứng để: - Trình bày bản chất của vấn đề đời sống được bàn luận và nêu quan điểm của người viết. - Xem xét vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bàn về các khía cạnh của vấn đề. - Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều. - Phân tích tác động của việc nhận thức đúng đắn về vấn đề đối với cá nhân hoặc cộng đồng. |
Kết bài |
Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề (gợi mở suy nghĩ, định hướng hành động,…). |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dàn ý cho đề bài: Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực?
Câu 3:
Các luận điểm nào đã được tác giả triển khai? Các luận điểm đó có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 4:
Hãy cho biết những lí lẽ và bằng chứng mà người viết đã sử dụng khi khai triển từng luận điểm.
Câu 6:
về câu hỏi!