Câu hỏi:
12/07/2024 3,562Thông thường, ở nước ta hiệu điện thế mạng điện trong các gia đình, trường học... là 220 V. Em hãy tìm hiểu về hiệu điện thế định mức, công suất định mức của mỗi thiết bị điện, cách mắc các thiết bị điện dùng trong lớp học của em và thời gian sử dụng trung bình của từng thiết bị mỗi tháng để làm các việc sau:
a) Vẽ lại sơ đồ mạch điện.
b) Áp dụng giá điện trong Hoá đơn GTGT (tiền điện) ở đầu của bài học để dự tính tiền điện trung bình phải trả mỗi tháng cho lớp học.
c) Hãy đề xuất phương án sử dụng tiết kiệm điện cho gia đình, lớp học.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
a)
- Hiệu điện thế định mức là giá trị hiệu điện thế dụng cụ điện cần được cung cấp để hoạt động bình thường.
- Công suất định mức của mỗi dụng cụ điện cho biết công suất mà dụng cụ đó tiêu thụ khi hoạt động bình thường.
Ví dụ: một bóng đèn ghi 220 V – 100 W thì chỉ khi nào dụng cụ được dùng ở đúng hiệu điện thế 220 V thì công suất điện của nó mới bằng 100 W.
- Cách vẽ: Chúng ta sẽ ưu tiên sử dụng cách mắc song song để sử dụng các thiết bị độc lập với nhau.
Học sinh tự quan sát các thiết bị điện trong lớp học để vẽ lại sơ đồ.
b) Giả sử lớp học sử dụng các thiết bị sau:
- 6 bóng đèn LED có công suất 10W và sử dụng 6h/ ngày
- 4 quạt trần có công suất 60W và sử dụng 4h/ ngày
- 4 quạt treo tường công suất 50W và sử dụng 4h/ ngày
- 2 điều hoà công suất 750W và sử dụng 4h/ ngày
- Đơn giá điện tiêu thụ được tính theo các mốc:
Điện năng tiêu thụ |
Đơn giá tiền điện (đồng) |
50 số điện đầu tiên |
1.549 |
50 số điện tiếp theo |
1.600 |
100 số điện tiếp theo |
1.858 |
100 số điện tiếp theo |
2.340 |
Áp dụng để tính số điện tiêu thụ của lớp học trong 1 tháng
Điện năng tiêu thụ trong 1 tháng:
(6.10.6 + 4.60.4 + 4.50.4 + 2.750.4) . 30 = 243 600 W.h = 243,6 kWh
Số tiền điện phải trả:
50.1549 + 50.1600 + 100.1858 + 43,6.2340 = 445 274 đồng
c) Phương án tiết kiệm điện cho gia đình, lớp học
- Tắt các thiết bị khi không sử dụng
- Vệ sinh, bảo dưỡng các thiết bị điện định kì
- Sử dụng các thiết bị đúng mục đích sử dụng, công năng sử dụng
- Chọn các thiết bị chính hãng, tiết kiệm điện
…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trên nhãn của bóng đèn 1 có ghi 220 V – 20 W và bóng đèn 2 có ghi 220 V – 10 W. Coi điện trở của mỗi bóng đèn không thay đổi.
a) Tính năng lượng điện tiêu thụ của mỗi bóng đến khi sử dụng ở hiệu điện thế 200 V trong thời gian 2 giờ.
b) Tính tổng công suất điện tiêu thụ của cả hai bóng đèn trong những trường hợp sau:
- Mắc song song hai bóng đèn vào hiệu điện thế 220 V.
- Mắc nối tiếp hai bóng đèn vào hiệu điện thế 220 V.
c) Dùng cách mắc nào nêu trên để cả hai bóng đèn đều sáng bình thường? Tại sao?
Câu 2:
Bảng bên ghi một số nội dung trong Hoá đơn tiền điện giá trị gia tăng (GTGT) của Công ty điện lực. Em hãy cho biết ý nghĩa của các số liệu trong bảng.
Câu 3:
Cho các thông tin về bóng đèn sợi đốt và bóng đèn LED cùng có độ sáng như sau:
Giả sử trung bình mỗi bóng đèn sử dụng 5 h/ngày, em hãy tính tiền điện phải trả cho từng bóng đèn mỗi tháng và trong 30 000 h, từ đó lập luận để so sánh về hiệu quả kinh tế khi sử dụng hai loại bóng trên.
Câu 4:
Trên hoá đơn GTGT (tiền điện) ở đầu bài học, tiền điện được tính lũy tiến (càng dùng điện nhiều thì đơn giá của 1 kWh điện càng tăng). Theo em, cách tính này nhằm những mục đích gì? Tại sao?
Câu 5:
Năng lượng điện tiêu thụ trong dụng cụ, thiết bị dùng điện ở Hình 25.1 chuyển hoá thành dạng năng lượng nào là nhiều nhất?
10 câu Trắc nghiệm Vật lí 11 KNTT Bài 8: Mô tả sóng có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Vật lí 11 KNTT Bài 12: Giao thoa sóng có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Vật lí 11 KNTT Bài 1: Dao động điều hòa có đáp án
10 Bài tập Bài toán liên quan đến cực đại - cực tiểu trong giao thoa sóng cơ (có lời giải)
10 Bài tập về vệ tinh địa tĩnh (có lời giải)
10 câu Trắc nghiệm Vật lí 11 KNTT Bài 11: Sóng điện từ có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Vật lí 11 KNTT Bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ có đáp án
11 Bài tập Tìm số vân sáng, vân tối (có lời giải)
về câu hỏi!